Nhiều địa phương có tỉ lệ giáo viên, học sinh mắc COVID-19 tăng mạnh

Bích Hà |

Thông tin về tình hình học sinh trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán năm 2022, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, trước việc tỉ lệ giáo viên, học sinh mắc COVID-19 tăng mạnh, nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến.

Còn 4 địa phương chưa xác định thời gian cụ thể cho trẻ mầm non đi học

Sáng 17.2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước và các bộ, ngành về tình hình mở cửa trường học của các địa phương.

Báo cáo về tình hình học sinh trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán năm 2022, đại diện Bộ GDĐT cho biết, đến ngày 16.2, tổng số học sinh học trực tiếp trên cả nước là 21.001.019/22.409.817, tỉ lệ 93,71%.

54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. 9 tỉnh, thành phố chưa tổ chức gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang.

Theo kế hoạch, từ ngày 21.2, ở cấp mầm non, 59/63 tỉnh, thành phố cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. Còn 4 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, An Giang có kế hoạch cho trẻ em mầm non đi học trong tháng 2 nhưng chưa xác định được thời gian cụ thể.

 
Những ngày qua, lãnh đạo Bộ GDĐT đã đi thanh tra việc tổ chức học trực tiếp tại nhiều địa phương.

Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh  F0, F1

Đánh giá chung về tình hình triển khai cho học sinh học tập trực tiếp, Bộ GDĐT cho rằng, chủ trương kiên quyết mở cửa trường học đưa học sinh tới trường học trực tiếp nhìn chung được xã hội, nhà giáo, phụ huynh, các chuyên gia... ủng hộ, đồng tình, được đánh giá là đúng lúc và kịp thời.

Tuy nhiên qua quá trình triển khai còn có một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế của địa phương. Đặc biệt, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỉ lệ giáo viên, học sinh nhiễm COVID-19 tăng mạnh gồm: Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%), Thanh Hoá: 2.359 ca,...

Tình hình trên đã dẫn đến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến vì phát hiện có ca F0 trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trường.

Một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. Có nơi triển khai đồng loạt, có nơi thận trọng triển khai từng bước và có thí điểm thăm dò, đặc biệt là đối với cấp mầm non và tiểu học.

Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc phát hiện tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0. Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp.

Không cần xét nghiệm 100% học sinh khi trở lại trường

Bộ GDĐT cũng thông tin, một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết (một số huyện tại Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu). Các chuyên gia y tế, Bộ GDĐT và Bộ Y tế chỉ khuyến cáo xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có yếu tố dịch tễ, không cần xét nghiệm 100% học sinh, đặc biệt không cần thiết xét nghiệm với trẻ em mầm non.

Ngoài ra, khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao. Bên cạnh đó, việc thiếu giáo viên (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học) tạo áp lực rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy trực tiếp.

Việc tổ chức bán trú và học hai buổi còn rất khác nhau ở nhiều địa phương gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con. Một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học.

Đề nghị Bộ Y tế thống kê và thông tin toàn bộ số trẻ em mắc F0 từ sau kỳ nghỉ Tết

Trước những thực tế, khó khăn sau khi mở cửa trường học từ sau Tết Nguyên đán, Bộ GDĐT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Bộ GDĐT đề xuất Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 tại Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16.12.2021 và Công văn số 647/MT-VP ngày 16.11.2021 theo hướng rút gọn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm đối với trường hợp F1 là giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học. Ngoài ra cần ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp.

Bộ Y tế cũng cần thống kê và thông tin toàn bộ số trẻ em mắc F0 từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới nay, số mắc trong cộng đồng và số mắc do đi học, số chuyển nặng và số tử vong... để phục vụ công tác truyền thông, tạo sự an tâm, đồng thuận trong xã hội, giải tỏa tâm lý lo lắng của phụ huynh trước hiện tượng nhiều học sinh đi học mắc F0 khi đi học trực tiếp trở lại.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố, Bộ GDĐT đề nghị thống nhất chỉ đạo việc tổ chức dạy học trực tiếp trên tinh thần không chủ quan nhưng không quá sợ hãi căng thẳng, dẫn đến chỉ đạo rụt rè, thiếu nhất quán. Với những trường học có điều kiện bán trú đề nghị chỉ đạo tổ chức cho học sinh học bán trú; tăng cường tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về việc xử trí F0, F1 trong trường học và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Lớp học xuất hiện F0: Trường học an toàn không phải là “zero COVID"

Phạm Đông |

Hà Nội - Sau hơn 1 tuần học sinh Hà Nội trở lại trường đã xuất hiện nhiều ca F0 là giáo viên, học sinh trong trường học. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng nhà trường cần phản ứng kịp thời, thực hiện theo quy định để đảm bảo hoạt động giáo dục. Phụ huynh không nên lo ngại khi con đi học lây F0 từ bạn mà cho con học trực tuyến.

Một trường học đề xuất test PCR 3 lần/tuần cho học sinh cấp 2

Minh Ánh |

Hà Nội - Tại hệ thống giáo dục Vinschool, đơn vị này đang khảo sát lấy ý kiến phụ huynh về việc xét nghiệm COVID-19 cho học sinh trung học bằng phương pháp PCR 3 lần/tuần, trong khi đó, học sinh tiểu học sẽ xét nghiệm 1 lần/tuần.

Ý kiến trái chiều việc học sinh lớp 1-6 nội thành Hà Nội đi học trực tiếp

Tường Vân |

Hà Nội - Thông tin học sinh lớp 1-6 tại 12 quận nội thành Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 21.2 nhận được sự quan tâm của dư luận. Phụ huynh có ý kiến trái chiều về quyết định này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Lớp học xuất hiện F0: Trường học an toàn không phải là “zero COVID"

Phạm Đông |

Hà Nội - Sau hơn 1 tuần học sinh Hà Nội trở lại trường đã xuất hiện nhiều ca F0 là giáo viên, học sinh trong trường học. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng nhà trường cần phản ứng kịp thời, thực hiện theo quy định để đảm bảo hoạt động giáo dục. Phụ huynh không nên lo ngại khi con đi học lây F0 từ bạn mà cho con học trực tuyến.

Một trường học đề xuất test PCR 3 lần/tuần cho học sinh cấp 2

Minh Ánh |

Hà Nội - Tại hệ thống giáo dục Vinschool, đơn vị này đang khảo sát lấy ý kiến phụ huynh về việc xét nghiệm COVID-19 cho học sinh trung học bằng phương pháp PCR 3 lần/tuần, trong khi đó, học sinh tiểu học sẽ xét nghiệm 1 lần/tuần.

Ý kiến trái chiều việc học sinh lớp 1-6 nội thành Hà Nội đi học trực tiếp

Tường Vân |

Hà Nội - Thông tin học sinh lớp 1-6 tại 12 quận nội thành Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 21.2 nhận được sự quan tâm của dư luận. Phụ huynh có ý kiến trái chiều về quyết định này.