Nhiều chính sách quan trọng về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11.2020

Bích Hà |

Trẻ mẫu giáo là con công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ 160.000 đồng/tháng; Sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng; giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp... là những chính sách liên quan đến giáo dục có hiệu lực từ tháng 11.2020.

Trẻ mẫu giáo là con công nhân được hỗ trợ 160.000 đồng/tháng

Quy định này được đề cập trong Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, có hiệu lực từ 1.11. Theo đó, trẻ em độ tuổi mẫu giáo là con công nhân, đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non tại khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 160.000 đồng/trẻ/tháng, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Đối tượng trẻ mầm non thường trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Không có nguồn nuôi dưỡng; Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; Trẻ em là con của thương binh, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Trẻ em khuyết tật học hòa nhập, cũng nhận được mức hỗ trợ này.

Cũng trong quy định này, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng

Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15.11.2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.

Theo đó, quy định mức hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm như sau:

Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;

Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Giáo viên sẽ không được phê bình học sinh trước lớp.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp

Quy định này cũng chính thức được áp dụng từ ngày 1.11.2020, theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32 của Bộ GDĐT. Theo đó, thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, quy định tại các văn bản này cho phép học sinh cấp THCS, cấp THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép. Giáo viên cũng không còn bị cấm sử dụng điện thoại khi đang giảng dạy trên lớp.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp

Điểm mới này có trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 1.11.2020. Trong đó, có quy định giáo viên không được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm mà tuỳ theo mức độ sẽ phối hợp với gia đình, nhắc nhở, hỗ trợ để học sinh tiến bộ hơn.

Cũng theo Thông tư 32, việc đánh giá học sinh bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ. Chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau, không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh.

Tăng mức tiền thưởng cho học sinh giỏi quốc gia

Nghị định 110/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.11.2020.

Theo đó, học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn học do Bộ GDĐT tổ chức được nhận mức tiền thưởng như sau:

Giải Nhất: 4 triệu đồng (tăng 3 triệu đồng so với quy định hiện hành);

Giải Nhì: 2 triệu đồng (tăng 1,3 triệu đồng so với quy định hiện hành);

Giải Ba: 1 triệu đồng (tăng 600 nghìn đồng so với quy định hiện hành).

Kinh phí khen thưởng được chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước; khuyến khích sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác để khen thưởng cho học sinh đoạt giải trong kỳ thi quốc gia.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Trải nghiệm tiết học Toán lớp 1 với "cô giáo nhí"

Đặng Chung - Tạ Quang |

Trong giờ học Toán lớp 1, trong khi SGK yêu cầu học sinh quan sát trong hình và tìm các chữ số, thì giáo viên thay nội dung này bằng hoạt động trò chơi. Học sinh được chia thành các nhóm, "cô giáo" điều khiển trò chơi là một bạn nữ trong lớp, do học sinh bầu chọn.

Giáo dục 24/7: Trường học miền Trung thiệt hại hơn 600 tỷ đồng do bão

Minh Ánh - Đinh Thiện |

Tin tức giáo dục mới nhất 31.10: Ngành giáo dục thiệt hại hơn 600 tỷ đồng do bão, lũ; Tạm đình chỉ cô giáo mầm non đánh học trò; Dùng 5 bộ sách giáo khoa để “cởi trói” sự sáng tạo và học;....

Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo... Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.