Nhiều băn khoăn về giá sách khoa mới

Đặng Chung |

Để kịp cho công tác in ấn, phát hành sách giáo khoa mới đối với năm học 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất các nhà xuất bản kê khai giá sách giáo khoa (SGK) mới không vượt quá giá SGK hiện hành. Được học những bộ sách có hình thức đẹp, nội dung tốt, mà giá cả không tăng, đương nhiên học sinh, phụ huynh sẽ được lợi. Còn với các đơn vị tham gia làm sách, liệu có thể "sống được" để tiếp tục đem trí tuệ của mình viết SGK?

Sách mới, in giấy đẹp, giá vẫn như cũ

Ngày 28.11.2014, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội được ban hành và đây là một trong những cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện theo Nghị quyết số 88, đến thời điểm này, đã có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được thẩm định và ban hành, nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 từ năm học 2020-2021.

Nhìn lại quá trình thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến thời điểm hiện nay, về cơ bản đã đúng theo Nghị quyết 88 Quốc hội đã đề ra.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều băn khoăn. Đặc biệt mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có văn bản số 115/BGDĐT gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, kiến nghị:  Để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trình Chính phủ về mức giá kê khai sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo không vượt mức giá kê khai của bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bán ra thị trường cho năm học 2019-2020. Vận dụng định mức biên soạn của bộ sách giáo khoa hiện hành để rà soát mức giá kê khai của bộ sách giáo khoa mới.

Trước đề xuất của Bộ GDĐT, qua rà soát văn bản kê khai giá SGK mới của các nhà xuất bản, nhận thấy một số cuốn có giá cao hơn sách hiện hành, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ GDĐT có hướng dẫn để các nhà xuất bản kê khai lại mức giá SGK theo đề xuất của Bộ GDĐT.  Cũng vì lý do này, dù tiến độ công khai giá sách được đề ra trước đó là ngày 15.2, nhưng đến nay vẫn chưa được công bố. Trong khi đó, các đơn vị và tác giả tham gia viết, biên soạn SGK đang rất tâm tư về đề xuất “SGK mới không tăng giá so với sách hiện hành” của Bộ GDĐT.

Theo một tác giả tham gia viết bộ sách “Cánh diều”, việc triển khai “một chương trình, nhiều SGK” được kỳ vọng sẽ xóa độc quyền, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh và giáo viên có được những bộ SGK tốt nhất.

Chủ trương xã hội hóa chỉ thực sự có ý nghĩa khi các đơn vị tham gia làm sách cạnh tranh với nhau bằng chất lượng và giá sách, trên cơ sở tính đúng, tính đủ, đảm bảo doanh nghiệp có thể sống được. Nay lại yêu cầu các đơn vị làm sách phải kê khai giá SGK mới như sách hiện hành, trong khi giấy in đẹp hơn, khổ sách to hơn... là không hợp lý.

Cân bằng quyền lợi của phụ huynh và doanh nghiệp

Theo Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng Trường  Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), với nhiều gia đình ở thành phố, có thể phụ huynh sẽ không quan tâm đến giá sách. Nhưng ở khu vực nông thôn, giá sách sẽ là một yếu tố được lưu tâm trong việc lựa chọn SGK. Một bộ sách giáo khoa tốt phải đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, phát huy sự sáng tạo của học sinh, giáo viên và phải có giá cạnh tranh.

Có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xuất bản, ông Đỗ Hoàng Sơn (Công ty sách Long Minh) phân tích, để tính toán được giá thành cho một cuốn sách thì phải tính đến chi phí biên soạn, công in ấn, phát hành.  Với mặt hàng đặc thù như SGK, thì chi phí làm sách ngoài các nội dung trên còn có chi phí cho việc tập huấn giáo viên.

Để có được mức giá bình dân như hiện nay (giá SGK năm học 2019-2020 dao động từ 47.000-154.000/bộ sách, tùy từng lớp), thì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mỗi năm phát hành khoảng 100 triệu bản. Họ chiếm lĩnh toàn bộ thị phần, trong khi tiền bản thảo cũng đã thu hồi được, do SGK được tái bản gần 20 năm nay.

Còn với SGK mới, hiện nay có 5 bộ sách lớp 1, “thị phần” sẽ bị chia nhỏ và sẽ rất khó để các đơn vị có thể cân đối, vừa tính đúng, tính đủ vừa có thể đảm bảo việc kê khai giá SGK mới như SGK hiện hành như đề xuất của Bộ GDĐT.

Ngoài ra, nếu cơ quan quản lý chủ trương không tăng giá SGK, thì ngay từ thời điểm các đơn vị bắt tay vào biên soạn, viết sách đã phải công bố điều này. Có như vậy, các đơn vị, tổ chức mới cân đối được chi phí.

Hiện nay các công đoạn đã gần như hoàn tất, chỉ chờ “chốt” giá và số lượng sách được lựa chọn để mang đi in ấn, sẽ rất khó để các đơn vị kịp cân đối, tính toán chi phí bỏ ra. Nếu không có cơ chế đảm bảo cân bằng giữa quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của phụ huynh học sinh, sẽ khó kêu gọi tổ chức, cá nhân tiếp tục đem trí tuệ, tâm huyết của mình tham gia viết SGK.

Chiều 5.3.2020, Báo Lao Động sẽ tổ chức tọa đàm với chủ đề  “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa: Thuận lợi và Thách thức”, với hy vọng các chuyên gia sẽ cùng bàn luận, đưa ra góc nhìn, giải pháp, trên tinh thần vừa đảm bảo doanh nghiệp có thể “sống được” để tiếp tục viết sách, vẫn vì một mục tiêu đảm bảo quyền lợi của phụ huynh, trong tương lai sẽ chọn được những bộ sách giáo khoa tốt nhất cho học sinh. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử tại địa chỉ: http://laodong.vn.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa-thuận lợi và thách thức"

Nhóm PV |

Ngày 5.3, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa - thuận lợi và thách thức". Buổi tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Giá SGK mới: Làm sao để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và phụ huynh?

Nhóm PV |

Việc thực hiện “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” sẽ tạo ra cơ chế mới, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia biên soạn sách. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế hỗ trợ, nhất là về mặt chính sách thì sẽ khó kêu gọi tổ chức, cá nhân tiếp tục đem trí tuệ, tâm huyết của mình viết sách giáo khoa.

Nhiều cơ hội và thách thức khi thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa

Đặng Chung |

14h ngày 5.3, Báo Lao Động sẽ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa: Thuận lợi và thách thức”. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa-thuận lợi và thách thức"

Nhóm PV |

Ngày 5.3, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa - thuận lợi và thách thức". Buổi tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Giá SGK mới: Làm sao để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và phụ huynh?

Nhóm PV |

Việc thực hiện “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” sẽ tạo ra cơ chế mới, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia biên soạn sách. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế hỗ trợ, nhất là về mặt chính sách thì sẽ khó kêu gọi tổ chức, cá nhân tiếp tục đem trí tuệ, tâm huyết của mình viết sách giáo khoa.

Nhiều cơ hội và thách thức khi thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa

Đặng Chung |

14h ngày 5.3, Báo Lao Động sẽ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa: Thuận lợi và thách thức”. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).