Nhật ký "xung trận" chống COVID-19 của cô giáo mầm non

Tường Vân |

Ngày dịch bệnh ập đến, Việt Yên (Bắc Giang) trở thành tâm dịch của cả nước. Như bao thầy cô giáo khác, "gác bút nghiên" lên đường... chống dịch, cô Cao Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) đã xung phong ở lại điểm cách ly, phục vụ công tác hậu cần.

“Làm mũ phòng dịch suốt đêm/ Mang nước sát khuẩn tặng cho mọi người/ Vất vả vẫn nở nụ cười/ Nấu cơm tình nguyện giúp người cách ly… Nước mắt lặng rơi sau những lần chia sẻ/ Đại dịch này không ai thấy cô đơn...".

Đó là những việc làm mà nữ Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) chia sẻ về quãng thời gian xung phong ở lại khu cách ly tập trung.

"Bắc Giang trước trận "cuồng phong" còn yên bình lắm. Người già, trẻ nhỏ vẫn tíu tít ngoài sân, công nhân vẫn rộn ràng chuyện trò bên trong khung xưởng, giáo viên chúng tôi vẫn dạy trẻ i, bờ.

Ấy vậy mà, chỉ sau một đêm tất cả như "vỡ trận", tiếng còi xe inh ỏi khắp xóm làng, tiếng bước chân dồn dập truy vết F, tần suất loa phát thanh dày đặc thêm từng phút. Tất cả hối hả trước COVID-19 tung hoành" - đó là những gì im đậm trong trí nhớ của cô Cao Thị Vân.

"Mình là Hiệu trưởng phải xung phong đầu tiên"

Ngay khi nhận được tin trường học được xã trưng dụng làm khu cách ly tập trung, cô Vân đã xung phong ở lại đầu tiên.

 
Trường mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) được trưng dụng làm điểm cách ly tập trung. Ảnh: NVCC.

“Tôi chỉ nghĩ, mình là hiệu trưởng, phụ trách điều kiện cơ sở vật chất trường học thì phải xung phong đầu tiên. Ngay sau đó, đã có 6 giáo viên tình nguyện đăng kí ở lại trường học cùng tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Xác định tư tưởng vào khu cách ly, điều duy nhất tôi băn khoăn là con gái tôi mới sinh em bé được 15 ngày và cháu rất yếu. Thế nhưng trong tình cảnh cả nước chung tay chống dịch, tôi đành dặn con ở nhà cố gắng, mẹ không thể ở bên chăm sóc”- cô Vân bùi ngùi kể lại.

Tạm gác lại mối bận tâm gia đình, nỗi lo sợ khi phải tiếp xúc với các bệnh nhân F0, cô Vân cùng đồng nghiệp nhanh chóng bắt tay dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng các phòng để đón người dân đến cách ly và tình nguyện ở lại đây đảm nhận công tác hậu cần.

Cô giáo Cao Thị Vân (bên trái) cùng đồng nghiệp làm mũ chắn giọt bắn tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC.
Cô giáo Cao Thị Vân (bên trái) cùng đồng nghiệp làm mũ chắn giọt bắn tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC.

“Ngày đầu đón, tiếp xúc với người dân đến cách ly, mặc trên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, tâm lí lại lo sợ nên chúng tôi không tránh khỏi rụt rè. Nhưng ngay sau đó, chị em chúng tôi động viên nhau, cố gạt hết mọi nỗi lo sợ, khó khăn để khi bà con đến khu cách ly không cảm thấy bị xa lánh.

Chúng tôi còn chuẩn bị sẵn những chiếc mũ chống giọt bắn để tặng mỗi người dân đến khu cách ly. Khi bà con ra sân lấy mẫu xét nghiệm có thể an tâm hơn phần nào”.

Và thế là, đều đặn mỗi ngày, ngày từ 5h đến 22h, cô hiệu trưởng cùng đồng nghiệp luôn tay với công việc dọn vệ sinh khuôn viên, sân trường, phòng ở, chuẩn bị nhu yếu phẩm, chia các suất cơm và hỗ trợ việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Các cô giáo Trường Mầm non Quảng Minh làm sấu ngâm tặng các y bác sĩ đến lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: NVCC.
Các cô giáo Trường Mầm non Quảng Minh làm sấu ngâm tặng các y bác sĩ đến lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: NVCC.

Khi rảnh rỗi, các cô lại làm sấu ngâm tặng các bác sĩ về đây lấy mẫu xét nghiệm và làm nước ép hoa quả tặng bà con, các chốt kiểm soát phòng dịch. Không phân biệt cấp bậc, không nề hà bất cứ công việc gì, cứ thấy việc là cô Vân sẵn sàng tham gia.

Kí ức đọng lại qua những vần thơ

 
Bài thơ kỉ niệm  ngày đầu tiên Trường mầm non Quảng Minh (Việt Yên, Bắc Giang) trở thành điểm cách ly tập trung. Ảnh: NVCC.

Yêu thơ văn, tâm hồn bay bổng nên mỗi sự việc diễn ra trong ngày đều được cô hô biến thành những vần thơ nhịp điệu, mang tâm hồn và đong đầy tâm tư, tình cảm.

Thế nhưng khi hỏi về "bí kíp", cô Vân chỉ cười và nói rằng chẳng có bí kíp, cũng chẳng hề học qua trường lớp, tự cảm xúc mà mình đọc nên những vần thơ.

"Thời gian phục vụ tại khu cách li, tôi vẫn luôn mang theo mình cuốn sổ tay để hễ có thời gian nghỉ ngơi, tranh thủ chép lại những vần thơ.

Ngày xưa tôi từng ước mơ làm nghề báo nhưng rồi chính vì yêu trẻ đã khiến tôi trở thành cô giáo mầm non” - cô hiệu trưởng nhẹ nhàng nói.

Dịch yên, khu cách được dỡ bỏ, người dân Việt Yên trở về với cuộc sống yên bình trước kia. Học sinh được tận hưởng niềm vui tới lớp. Cô trò trường Mầm non Quảng Minh được gặp nhau, cùng nhau phấn đấu, thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Chỉ còn lại kí ức về những tháng ngày gian khổ, tình đoàn kết, tinh thần chiến đấu cùng nhau vượt qua đại dịch là khắc ghi trong lòng người giáo viên năng nổ, trách nhiệm và tâm huyết ấy.

“Nước mắt lặng rơi sau những lần chia sẻ

Đại dịch này không ai thấy cô đơn...".

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

Cô giáo hơn 16 năm lái thuyền ươm mầm các em thơ

Minh Chuyên - An Trịnh |

Yêu học sinh, thấu hiểu gia cảnh từng em nhỏ, cô giáo Quách Thị Bích Nụ gần 20 năm qua miệt mài lái thuyền đưa đón, ươm mầm nhiều thế hệ học sinh.

Hiệu trưởng, cô giáo đi “mượn” điện thoại cho học sinh nghèo học trực tuyến

THUỲ TRANG |

Trong thời gian đợi TP.Đà Nẵng cho học sinh đi học trực tiếp, nhiều thầy cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm mọi nguồn ủng hộ để có những chiếc điện thoại kết nối mạng gửi tặng học trò nghèo. Đó là thiết bị có thể giúp các em học trực tuyến cùng với bạn bè.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

Cô giáo hơn 16 năm lái thuyền ươm mầm các em thơ

Minh Chuyên - An Trịnh |

Yêu học sinh, thấu hiểu gia cảnh từng em nhỏ, cô giáo Quách Thị Bích Nụ gần 20 năm qua miệt mài lái thuyền đưa đón, ươm mầm nhiều thế hệ học sinh.

Hiệu trưởng, cô giáo đi “mượn” điện thoại cho học sinh nghèo học trực tuyến

THUỲ TRANG |

Trong thời gian đợi TP.Đà Nẵng cho học sinh đi học trực tiếp, nhiều thầy cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm mọi nguồn ủng hộ để có những chiếc điện thoại kết nối mạng gửi tặng học trò nghèo. Đó là thiết bị có thể giúp các em học trực tuyến cùng với bạn bè.