Nhà trường nói gì về đề xuất bán sữa, giá đắt gấp đôi loại bình thường?

HUYÊN NGUYỄN |

Hiệu trưởng Trường Mầm non Quận (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, nguyên nhân trường đề xuất phụ huynh mua sữa là để dễ dàng kiểm soát nguồn gốc. Mức giá cao hơn thị trường là do không có khuyến mãi và chi phí vận hành tủ mát.

Để dễ dàng kiểm soát nguồn gốc

Nhiều phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Quận (phường 4, quận Tân Bình) đang bức xúc trước thông báo của trường tuyệt đối không mang sữa hộp từ nhà vào lớp. Nếu muốn con được uống sữa trong trường học thì phụ huynh phải chấp nhận mua loại sữa từ nhà trường cung cấp với mức giá khá cao, có khi cao gấp đôi loại thông thường trẻ vẫn sử dụng.

Cụ thể, nhà trường đưa ra thương hiệu M gồm 3 dòng khác nhau, dành cho trẻ trên 1 hoặc từ 1-6 tuổi có giá 15.000 đồng/1 hộp 180ml, 12.000 đồng/1 hộp 110ml; dành cho trẻ từ 1-10 tuổi: trường bán giá 17.000 đồng/1 hộp 180ml, 13.000 đồng/1 hộp 110ml.

Phụ huynh than phiền vì mức giá cao, loại sữa “lạ” ít xuất hiện trên thị trường và khác biệt với dòng trẻ đang sử dụng. Mức giá này cao hơn nhiều so với nhiều loại giữa thông thường trẻ sử dụng với mức giá từ 6.000-9.000 đồng.

Trả lời về vấn đề này, bà Ngọc Trâm – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong thực đơn của trẻ ở trường đã có một cữ sữa bột sau bữa sáng mỗi ngày và cữ sữa chua vào 9h sáng, do đó, trường không khuyến khích phụ huynh mang thêm sữa để bổ sung cho trẻ.

Vị hiệu trưởng cũng kể ra rằng sữa phụ huynh gửi vào trường có rất nhiều loại, nhà trường không thể nắm được nguồn gốc và chất lượng. Trường đã ghi nhận nhiều trường hợp như sữa bị phình, bục, hoặc phụ huynh gửi sữa lạnh cho trẻ... không đảm bảo được an toàn thực phẩm khi sữa thay đổi môi trường bảo quản.

Một nguyên nhân nữa được nhà trường đưa ra là căn cứ từ nhiều văn bản của UBND TPHCM, Ban Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng GDĐT quận Tân Bình quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học có tổ chức bán trú. Trong đó, nhiều nội dung yêu cầu nhà trường phải kiểm soát và đảm bảo thực phẩm cung cấp cho bếp ăn, có nguồn gốc rõ ràng thông qua có hóa đơn, chứng từ…; đảm bảo an toàn với đề án an toàn sữa học đường cũng như chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn thực phẩm với nguồn gốc xuất xứ trong đơn vị...

Vì vậy, trong buổi họp tập thể giáo viên, hiệu trưởng đã trao đổi về việc ngưng nhận sữa phụ huynh gửi vào trường kể từ tháng 10.2022. Dù vậy, nhiều giáo viên cho rằng, nhu cầu của phụ huynh vẫn muốn các con được bổ sung thêm sữa, vì thế, nhà trường đã đưa ra phương án tìm đơn vị cung cấp sữa cho trẻ. Việc này sẽ giúp nhà trường quản lý được nguồn gốc sữa, đảm bảo được chất lượng sữa khi đưa cho trẻ sử dụng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng nếu xảy ra vấn đề gì thì nhà trường có cơ sở để yêu cầu đơn vị cung cấp chịu trách nhiệm.

Giá sữa chênh lệch vì không được khuyến mãi

Trả lời về việc sản phẩm không phổ biến, nhiều người không biết, lãnh đạo nhà trường cho biết, thương hiệu sữa này được biết đã ra đời nhiều năm và có chứng nhận thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, đây là sữa chuyên về dinh dưỡng nên kênh cung cấp không đại trà, chủ yếu bán vào các bệnh viện. Do đó, thương hiệu này không phổ biến, người dân không biết nhiều.

Về tại sao giá sữa cao hơn giá thị trường, hiệu trưởng lí giải rằng: Trên thị trường có giá tốt hơn vì họ lấy số lượng lớn nên được áp dụng các chương trình khuyến mãi của nhà cung cấp. Trường lấy số lượng ít nên không được khuyến mãi. Theo bảng giá niêm yết trong hợp đồng với nhà cung cấp thì giá này chỉ có sự chênh lệch rất thấp, từ 1.000 đến dưới 2.000 đồng. Phần chênh lệch này, hiệu trưởng cho biết là chi phí để bảo quản tủ mát.

Tuy nhiên, bảng giá nhà trường cho rằng sẽ bán cho phụ huynh lại khác bảng giá phụ huynh nhận được (thấp hơn 3.500 – 4.000 đồng). Chưa kể, khi phụ huynh, phóng viên tra cứu trên các sàn thương mại điện tử thì giá bán còn thấp hơn 5.000-7.000 đồng.

 

Trả lời điều này, hiệu trưởng cho biết, thời gian đầu khi tham khảo giá cho phụ huynh, nhà trường tìm hiểu thị trường và đưa ra mức giá cho phụ huynh đăng ký. Sau đó, nhà trường thống nhất để đưa ra giá cụ thể chứ không đánh đồng giá chung chung.

Ngoài ra, hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường đã có buổi làm việc với phụ huynh vào chiều 5.10 và đi đến thống nhất: Nhà trường sẽ cung cấp sữa cho phụ huynh nào có nhu cầu bổ sung thêm cho trẻ.

Trường hợp nếu phụ huynh muốn mang theo sữa từ nhà vào trường phải làm cam kết với trường, đảm bảo sữa ở tình trạng nhiệt độ bình thường, còn hạn sử dụng, không móp méo; Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề ngộ độc từ sữa hộp của trẻ mang từ nhà đến trường uống (nếu có)... Giáo viên chỉ được nhận sữa từ thời điểm phụ huynh nộp cam kết với nhà trường.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ nghỉ trưa bán trú 15.000 đồng/buổi gây tranh cãi tại TPHCM có gì?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

TPHCM - Đây là năm đầu tiên Trường THPT Marie Curie (quận 3, TPHCM) tổ chức nghỉ trưa bán trú cho học sinh lớp 10 khi học hai buổi. Phòng bán trú có sử dụng máy lạnh, có bàn và chiếu nằm nghỉ ngơi. Mỗi phòng từ 20-25 học sinh, có 1 cán bộ quản lý riêng và sẽ thông báo cho phụ huynh nếu học sinh đó vắng mặt. Mỗi buổi như vậy, nhà trường thu 15.000 đồng chi phí tiền điện, vệ sinh và công tác quản lý.

TPHCM: Trẻ mầm non muốn uống sữa ở lớp, phụ huynh phải mua của trường loại đắt gấp đôi

HUYÊN NGUYỄN |

Nếu muốn con được uống sữa trong trường học thì phụ huynh trường mầm non Quận ở quận Tân Bình, TPHCM phải chấp nhận mua loại sữa từ nhà trường cung cấp với mức giá khá cao, có khi cao gấp đôi loại thông thường trẻ vẫn sử dụng.

Phê bình nghiêm khắc một hiệu trưởng thu tiền không đúng quy định ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh (quận Tân Phú) bị phê bình nghiêm khắc vì vấn đề thu tiền đầu năm học.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Dịch vụ nghỉ trưa bán trú 15.000 đồng/buổi gây tranh cãi tại TPHCM có gì?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

TPHCM - Đây là năm đầu tiên Trường THPT Marie Curie (quận 3, TPHCM) tổ chức nghỉ trưa bán trú cho học sinh lớp 10 khi học hai buổi. Phòng bán trú có sử dụng máy lạnh, có bàn và chiếu nằm nghỉ ngơi. Mỗi phòng từ 20-25 học sinh, có 1 cán bộ quản lý riêng và sẽ thông báo cho phụ huynh nếu học sinh đó vắng mặt. Mỗi buổi như vậy, nhà trường thu 15.000 đồng chi phí tiền điện, vệ sinh và công tác quản lý.

TPHCM: Trẻ mầm non muốn uống sữa ở lớp, phụ huynh phải mua của trường loại đắt gấp đôi

HUYÊN NGUYỄN |

Nếu muốn con được uống sữa trong trường học thì phụ huynh trường mầm non Quận ở quận Tân Bình, TPHCM phải chấp nhận mua loại sữa từ nhà trường cung cấp với mức giá khá cao, có khi cao gấp đôi loại thông thường trẻ vẫn sử dụng.

Phê bình nghiêm khắc một hiệu trưởng thu tiền không đúng quy định ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh (quận Tân Phú) bị phê bình nghiêm khắc vì vấn đề thu tiền đầu năm học.