Nhà trường đào tạo căn bản, cơ quan báo chí chấm điểm tư duy, kỹ năng

Đức Thành |

Năm 2019, tôi nhận giúp 3 học sinh THPT luyện các kỹ năng viết để dự thi môn Năng khiếu báo chí, cả 3 đều đỗ và trở thành sinh viên ngành báo. Sau 3 năm học, 2/3 sinh viên đó chưa từng thực tế viết bài dù được tạo điều kiện theo để “học nghề”. Năm 2021, hàng chục bạn sinh viên báo chí đăng ký kiến tập và thực tập tại Báo Lao Động, tuy nhiên, một cuộc điều tra nhỏ của chúng tôi cho thấy, trên 50% các bạn được hỏi khi kết thúc kỳ thực tập hoặc kiến tập cho biết sẽ không theo nghề báo. Lý do chủ yếu: Nghề báo quá vất vả, quá khắc nghiệt, thu nhập không cao như mong muốn…

Công chúng thay đổi, làm báo phải thay đổi

Theo công bố của Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hồi tháng 5 năm 2021, số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 trên chỉ tiêu vào khối ngành Báo chí và Thông tin xếp thứ 2, với 311,65%, tức là cao gấp hơn 3 lần tổng chỉ tiêu. Nhu cầu thi tuyển này chỉ đứng sau khối ngành An ninh, Quốc phòng (566,82%). So với khối ngành có tỉ lệ nguyện vọng 1/chỉ tiêu đứng ngay sau là Nghệ thuật (210,75%) và ngành thấp nhất là Khoa học tự nhiên (20,15%), ngành Báo chí – Thông tin gấp lần lượt là 1,5 lần và 15,5 lần.

Chất lượng đầu vào tại nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều thí sinh có thành tích xuất sắc, học lực giỏi để đảm bảo chất lượng đào tạo. Song dường như đang có vấn đề trong chương trình đào tạo, dẫn tới đam mê làm nghề đối với sinh viên báo chí ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường không được kích thích và nuôi dưỡng.

Một phóng viên mới ra trường được nhận vào làm việc tại Báo Lao Động, sau nhiều lần bị yêu cầu sửa bài đã phải thốt lên: Như thế này không đúng với những lý thuyết được học. Điều đó khiến tôi phải tự đặt câu hỏi, vấn đề trong chương trình đào tạo báo chí hiện nay cụ thể là gì?

Sản phẩm báo chí - xét cho cùng là sản phẩm thông tin để cung cấp cho công chúng. Dưới sự phát triển quá nhanh của mạng xã hội đã tạo ra thế hệ “người làm báo” không chuyên là tất cả cư dân mạng. Bằng sự hỗ trợ của công nghệ, báo chí hiện đại có nhiều công cụ để thăm dò, định lượng được chính xác sự quan tâm của công chúng về từng vấn đề cụ thể với những thông tin về ai, như thế nào và tại sao? Chính vì vậy, khi công chúng thay đổi, báo chí cũng cần phải thay đổi và bắt đầu từ chính các bạn sinh viên báo chí. Để làm được điều đó, tư duy báo chí phải để chính các cơ quan báo chí đào tạo.

Tư duy báo chí phải để chính các cơ quan báo chí đào tạo

Làm báo hiện đại không còn là cuộc cạnh tranh thông tin ai nhanh nhất mà phải là ai trúng nhất, ai mới nhất, ai đúng nhất và ai riêng nhất. Điều đó khiến cho người làm báo hiện đại thực sự gặp khó khăn để giải quyết những khâu thông tin phức tạp hơn rất nhiều so với thế hệ làm báo trước đây. Nếu không tạo đủ bản lĩnh, đam mê, sự kiên trì và liên tục mở rộng nguồn tin chính xác, người làm báo hiện đại sẽ nhanh chóng bị “đá văng” khỏi guồng quay của dòng tin tức.

Những đòi hỏi mới này, rõ ràng chưa được chương trình đào tạo báo chí hiện nay ở nước ta cập nhật một cách thường xuyên và kịp thời, dẫn tới sinh viên báo chí khi mới ra trường, bước vào nghề lập tức phải chịu sức ép quá lớn. Sự non nớt về nhận thức chính trị, cùng với kinh nghiệm cũng như tính thực tế gần như là con số 0 đã khiến các phóng viên trẻ mau chóng bỏ nghề để có những sự lựa chọn mới dễ dàng hơn.

Nhìn từ thực tế, các cơ sở đào tạo báo chí cần có trách nhiệm đào tạo sinh viên với chương trình “thực chiến” nhiều hơn thông qua các mô hình bài giảng và sản phẩm thực tế, dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí. Kết quả của mỗi học phần không phải chỉ đơn thuần là nộp một bài tiểu luận được giáo viên chấm điểm trong nhà trường, mà phải dùng thang đo của chính các cơ quan báo chí trên ấn phẩm của họ, trực tiếp được công chúng đón nhận và đánh giá dựa trên các tiêu chí và thể loại nhất định.

Lợi thế về nền tảng kiến thức trong nhà trường chỉ nên tập trung truyền đạt những kiến thức cơ bản và đạo đức nghề báo, phẩm chất chính trị của báo chí cách mạng. Phần còn lại, tư duy báo chí phải để chính các cơ quan báo chí đào tạo, đánh giá và chấm điểm dựa trên sự đón nhận của công chúng đối với mỗi sản phẩm của sinh viên báo chí được thể hiện trên các ấn phẩm báo chí.

Một vấn đề nữa, vì sao đa số những nhà báo lớn và có uy tín nhất hiện nay, xuất thân ban đầu không phải từ chuyên ngành báo chí mà thường từ những chuyên ngành khác, sau khi đã tích luỹ được kinh nghiệm, có thành quả và “thương hiệu” cá nhân mới quay trở lại học văn bằng 2 hoặc cao học báo chí? Đó là thực tế chưa được các cơ sở đào tạo báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước thực sự chú trọng. Lý do có thể vì chúng ta chưa có một chuyên ngành báo chí đào tạo chuyên sâu như: Nhà báo điều tra, nhà báo chứng khoán, nhà báo kinh tế, nhà báo văn hóa, nhà báo thể thao, nhà báo giáo dục, nhà báo y tế,…

Thực tế là các sinh viên báo chí hiện nay, sau khi ra trường đều là những “phóng viên tổng hợp”, thử nghiệm ở tất cả các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, thể thao,… Song không phải ai cũng may mắn đi đúng con đường sở trường của mình. Chúng ta chưa có một thống kê cụ thể nào để đánh giá hiện có bao nhiêu nhà báo chuyên ngành được đào tạo, trang bị kiến thức về từng lĩnh vực cụ thể như kinh tế, văn hóa, giáo dục... Nếu như sinh viên báo chí không được bồi đắp và tích lũy ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, khi bước vào làm nghề thực sự đều vô cùng mông lung và phải “học lại từ đầu”.

Đổi mới đào tạo báo chí như thế nào?

Gần như tất cả sinh viên mới ra trường, trước khi được tuyển dụng chính thức vào một cơ quan báo chí đều phải trải qua quá trình đào tạo lại tùy từng mức độ. Lý do vì các cơ quan báo chí đánh giá được tiềm năng đối với cá nhân đó song mất rất nhiều thời gian, công sức đào tạo lại. Đây thực sự là một sự lãng phí to lớn cả về thời gian, vật chất và nhân lực.

Trong khi các cơ quan báo chí liên tục có nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ thì tỉ lệ sinh viên báo chí tốt nghiệp có việc làm đúng ngành lại không cao. “Đơn cử như tại Đại học Văn hoá Hà Nội, tỉ lệ này trong 3 năm trở lại đây dao động trong khoảng trên dưới 40% (trên tỉ lệ >90% sinh viên có việc làm). Tỉ lệ tại một số trường khác mấy năm nay cũng đã giảm so với trước đây. Nhiều sinh viên báo chí ra trường đều làm các công việc khác trong lĩnh vực truyền thông”[1].

Sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội trong giờ học thực hành. Ảnh: NVCC
Sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội trong giờ học thực hành. Ảnh: NVCC

Thực tế là thời gian gần đây, nhiều phóng viên, nhà báo vướng vòng lao lý, đa phần là phóng viên, nhà báo trẻ. Nguyên do vì tư cách đạo đức xuống cấp, bản lĩnh chính trị yếu kém nên dễ dàng bị mua chuộc. Bởi vậy, ngay từ trong quá trình đào tạo, các biểu hiện hoặc hành vi gian dối trong học tập, lối sống thiếu lành mạnh cần được kiểm soát chặt chẽ và xử lý ở mức độ nghiêm khắc nhất nhằm nuôi dưỡng bản lĩnh chính trị vững vàng và trau dồi đạo đức nghề báo.

Với những đòi hỏi về nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan báo chí hiện nay, việc đào tạo sinh viên báo chí cần có những thay đổi. Trong đó cần đáp ứng được 6 vấn đề cụ thể như sau: Thứ nhất, cơ sở đào tạo báo chí cần phải giáo dục và trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức người làm báo nghiêm khắc hơn nữa. Thứ hai, cơ sở đào tạo phải thúc đẩy được đam mê theo nghề cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thứ ba, thúc đẩy nhanh nhất việc phối hợp với các cơ quan báo chí để cùng đào tạo, cùng đánh giá chấm điểm chất lượng sinh viên. Lấy cơ sở chấm điểm của cơ quan báo chí dựa trên các sản phẩm báo chí được đăng tải làm tiêu chuẩn đạt/không đạt các học phần chuyên ngành có liên quan đối với sinh viên. Thứ tư, nâng cao tỉ trọng điểm tác nghiệp thực tế trong đánh giá học phần đối với mỗi sinh viên. Thứ năm, cơ sở giáo dục chuyên ngành báo chí phải đào tạo cho sinh viên báo chí thành thục công nghệ, kỹ thuật trên các nền tảng đa phương tiện. Thứ sáu, định hướng đào tạo chuyên ngành chuyên sâu cho từng lĩnh vực báo chí, giúp sinh viên định hướng ngay lĩnh vực báo chí mà mình muốn theo đuổi từ trong nhà trường.

+++

[1] TS. Lê Thu Hà - Phó viện trưởng Viện Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền – “Đào tạo sinh viên báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số” đăng ngày 17/6/2021 trên https://ictvietnam.vn/dao-tao-sinh-vien-bao-chi-trong-boi-canh-chuyen-doi-so-20210615114830662.htm

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Chập chững bước vào nghề báo

Phong Linh |

Ước mơ của tôi rất đỗi bình thường! Hỏi đi hỏi lại cũng chỉ biết trả lời là ĐƯỢC LÀM BÁO…

Nghề báo giúp tôi thấy mình có giá trị

Thành Nhân |

Cuối năm 2018, đang làm luận văn tốt nghiệp thì PGS.TS Phan Trung Hiền (Khoa Luật, Trường ĐH Cần Thơ) giới thiệu tôi đến học nghề tại Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL. Sau mấy tháng hì hục học cách viết, chụp hình,... nghề báo đã ngấm sâu vào máu của mình lúc nào tôi cũng không hay.

Nghề báo, nghĩ về hành trình tự hào, vẻ vang nhưng gian nan, vất vả

Hà Tuân |

Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925- 21.6.2021) năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Chính lúc này, sứ mệnh của những người làm báo được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Chập chững bước vào nghề báo

Phong Linh |

Ước mơ của tôi rất đỗi bình thường! Hỏi đi hỏi lại cũng chỉ biết trả lời là ĐƯỢC LÀM BÁO…

Nghề báo giúp tôi thấy mình có giá trị

Thành Nhân |

Cuối năm 2018, đang làm luận văn tốt nghiệp thì PGS.TS Phan Trung Hiền (Khoa Luật, Trường ĐH Cần Thơ) giới thiệu tôi đến học nghề tại Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL. Sau mấy tháng hì hục học cách viết, chụp hình,... nghề báo đã ngấm sâu vào máu của mình lúc nào tôi cũng không hay.

Nghề báo, nghĩ về hành trình tự hào, vẻ vang nhưng gian nan, vất vả

Hà Tuân |

Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925- 21.6.2021) năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Chính lúc này, sứ mệnh của những người làm báo được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.