Nguyên tắc không thể bỏ qua khi chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục nhấn mạnh việc chọn sai nghề nghiệp dẫn đến năng lực bị thui chột, chán nản, mệt mỏi, không thành công.

Lựa chọn ngành nghề của mỗi người là việc rất quan trọng, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, với một học sinh THPT, không phải ai cũng xác định được nghề nghiệp phù hợp với mình.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp, PGS.TS Trần Thành Nam chỉ rõ những sai lầm thường gặp của học sinh trong chọn nghề như chỉ dựa vào duy nhất năng lực học tập, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề vì lí do kinh tế, chọn nghề được xã hội trọng vọng. Ngoài ra, việc dành ít thời gian để tìm hiểu, tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học… cũng khiến học sinh sai lầm.

Theo ông Nam, một người chọn sai nghề sẽ không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong công việc, giảm năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó, sẽ gây tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và mất đi động lực để làm việc. Cuộc sống tinh thần trở nên căng thẳng, mệt mỏi và lâu dần chuyển thành bệnh mãn tính, làm giảm sút chất lượng sống và hiệu quả công việc.

Khi nhận ra những sai lầm thì thường đã muộn, muốn bắt đầu đào tạo lại nghề khác thì cũng tốn kém thời gian, chi phí.

Một số nguyên tắc chọn nghề trong Cẩm nang Chăm sóc sức khoẻ tâm thần dành cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Tuệ Nhi
Một số nguyên tắc chọn nghề trong Cẩm nang Chăm sóc sức khoẻ tâm thần dành cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Tuệ Nhi

Một số nguyên tắc để chọn nghề mà học sinh cần chú ý như chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân; không nên chọn nghề mà bản thân không có đủ điều kiện đáp ứng như về sở thích, tính cách, năng lực; không chọn nghề mà xã hội không có nhu cầu…

Mỗi em chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân và chọn được nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

Trong cuốn cẩm nang Chăm sóc sức khoẻ tâm thần dành cho học sinh, sinh viên do nhóm nghiên cứu của Đại học Giáo dục thực hiện, PGS.TS Trần Thành Nam chỉ rõ một số cách để xác định được năng lực bản thân và sở thích.

Theo đó, ngoài các định hướng trên, các bạn trẻ có thể sử dụng các trắc nghiệm đã được chứng minh có hiệu quả bằng các công bố khoa học kết hợp với tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tư vấn học đường, hướng nghiệp.

Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục cũng lưu ý, các phương pháp sinh trắc vân tay, xét nghiệm AND để phát hiện tài năng, sở thích nghề nghiệp là phản khoa học.

Các chuyên gia cũng chỉ ra 4 bước để chọn nghề:

Bước 1: Tôi thích nghề gì?

Hãy liệt kê những nghề mà bản thân biết và có hứng thú. Mong muốn về nghề nghiệp: cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, giờ giấc, tính chất công việc hấp dẫn, uy tín xã hội. Sau đó, hãy lập danh sách thứ tự ưu tiên nghề.

Bước 2: Tôi phù hợp với nghề gì?

Tìm hiểu yêu cầu của từng nghề (năng lực, tính cách, điều kiện lao động…), có thể tham khảo ở mục tuyển dụng trên các báo, tạp chí để tìm điểm chung giữa yêu cầu của nghề và khả năng đáp ứng bản thân.

Bước 3: Tôi chọn nghề gì?

Nghề bản thân thích, nội dung công việc, điều kiện lao động, giá trị ý nghĩa đối với bản thân, các cơ hội - nghề bản thân có năng lực đáp ứng, sức khỏe, năng lực học tập, điều kiện gia đình.

Bước 4: Tôi nên học ở đâu?

Nghề đó thuộc lĩnh vực nào - trường nào có đào tạo lĩnh vực đó. Lập danh sách ưu tiên các trường công lập – dân lập, điểm chuẩn - chỉ tiêu tuyển sinh, danh tiếng – uy tín (thời gian thành lập – thành tích), thời gian đào tạo (đại học – cao đẳng – trung cấp), địa điểm đào tạo (gần nhà – xa nhà).

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

7 nghiên cứu thú vị về cách chọn nghề nghiệp của giới trẻ

Đỗ Phương |

Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong tại châu Á về các giải pháp nguồn nhân lực hạnh phúc và thương hiệu nhà tuyển dụng vừa công bố kết quả khảo sát về 7 nghiên cứu thú vị và những điểm mù của doanh nghiệp trong chiến lược chọn nhân tài trẻ.

Vì sao khoa học sức khỏe là nghề nghiệp quan trọng cho tương lai?

Bình An |

Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu không phân biệt quy mô và lãnh thổ; các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư… cũng ngày một gia tăng. Vai trò của việc đào tạo nhân lực ngành khoa học sức khỏe ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Khoa học sức khỏe là 1 trong 3 khối ngành học trụ cột đầu tiên của Trường Đại học VinUni, được hợp tác chặt chẽ cùng Đại học Pennsylvania (Penn) - 1 trong 8 trường ĐH hàng đầu nước Mỹ - Ivy League.

Điểm tựa cho người lao động trước rủi ro nghề nghiệp

Minh Tân |

Năm 2018, Việt Nam xảy ra gần 8000 vụ tai nạn lao động, 1038 trường hợp tử vong, trong đó khoảng 50% người lao động làm việc không theo hợp đồng, đồng nghĩa với việc họ không được bảo hiểm trước các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp và chấn thương.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

7 nghiên cứu thú vị về cách chọn nghề nghiệp của giới trẻ

Đỗ Phương |

Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong tại châu Á về các giải pháp nguồn nhân lực hạnh phúc và thương hiệu nhà tuyển dụng vừa công bố kết quả khảo sát về 7 nghiên cứu thú vị và những điểm mù của doanh nghiệp trong chiến lược chọn nhân tài trẻ.

Vì sao khoa học sức khỏe là nghề nghiệp quan trọng cho tương lai?

Bình An |

Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu không phân biệt quy mô và lãnh thổ; các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư… cũng ngày một gia tăng. Vai trò của việc đào tạo nhân lực ngành khoa học sức khỏe ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Khoa học sức khỏe là 1 trong 3 khối ngành học trụ cột đầu tiên của Trường Đại học VinUni, được hợp tác chặt chẽ cùng Đại học Pennsylvania (Penn) - 1 trong 8 trường ĐH hàng đầu nước Mỹ - Ivy League.

Điểm tựa cho người lao động trước rủi ro nghề nghiệp

Minh Tân |

Năm 2018, Việt Nam xảy ra gần 8000 vụ tai nạn lao động, 1038 trường hợp tử vong, trong đó khoảng 50% người lao động làm việc không theo hợp đồng, đồng nghĩa với việc họ không được bảo hiểm trước các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp và chấn thương.