Nguyên lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học “hiến kế” để trường sư phạm "hot" như ngành công an

Đặng Chung |

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) - cho rằng, bài toán nâng cao chất lượng đầu vào trường sư phạm không khó, nếu ngành giáo dục được trao quyền chủ động về mặt nhân sự, để có thể đảm bảo được đầu ra cho sinh viên sư phạm.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2016-2017 với giáo dục đại học diễn ra mới đây, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng xã hội cần nhìn nhận, đánh giá một cách bình tĩnh, thấu đáo các vấn đề “nóng” của ngành giáo dục thời gian qua, trong đó có vấn đề “điểm chuẩn nhiều trường sư phạm thấp thảm hại, 9 điểm/3 môn cũng có thể đỗ”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ngành sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội. Phát ngôn này của Bộ trưởng Nhạ đang nhận những ý kiến trái chiều. Không ít người cho rằng trường sư phạm không thể làm được như trường công an, quân đội,  vì hai ngành này là nơi huấn luyện nguồn lực bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - để giải bài toán đầu vào trường sư phạm không khó. Ông đưa ra các giải pháp, trong đó có việc trao quyền chủ động về mặt nhân sự cho ngành giáo dục.

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT).

 Cán bộ giáo dục không thể bất lực nhìn giáo viên bị đẩy ra đường!

Thời gian qua, ở không ít địa phương xảy ra câu chuyện, hàng loạt giáo viên bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng, dù ngành giáo dục ở địa phương có biết, nhưng đành “bất lực” nhìn giáo viên bị đẩy ra đường.  Hay câu chuyện giáo viên ở trường nọ, sau một thời gian giảng dạy được thuyên chuyển sang trường khác nhưng phòng giáo dục tại đơn vị huyện đó hoàn toàn không hay biết.

Theo TS Lê Viết Khuyến, có điều này vì ở Việt Nam đang tồn tại một thực tế tréo ngoe: Trong khi ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào,  nhưng lại không được trao quyền tuyển những người tài vào ngành, phải quản lý đầu vào các trường sư phạm nhưng lại không có quyền phân bổ đầu ra.

“Vấn đề nhân sự do ngành Nội vụ nắm, trong khi ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng. Đã có một số địa phương xảy ra tình trạng, trong khi giáo viên biên chế vẫn còn thừa, nhiều môn học giáo viên dôi dư còn lớn, nhưng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện vẫn tiếp tục ký hợp đồng tuyển dụng. Rồi có địa phương, qua mỗi đời lãnh đạo, giáo viên lại chông chênh, lo lắng vì có thể bị chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào” - TS Lê Viết Khuyến nêu thực tế.

Ông đặt câu hỏi: “Ngành Giáo dục nếu không kiểm soát được con người (tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ đủ tài, đủ đức), thì làm sao tạo nên chất lượng giáo dục tốt được? Để đổi mới căn bản toàn diện sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả như mong muốn thì phải xem xét, giải quyết những bất hợp lý nêu trên”.

Tại sao ngành công an làm được, ngành giáo dục lại không?

TS Lê Viết Khuyến cho rằng, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, nên việc hỗ trợ việc làm cho sinh viên sư phạm – đội ngũ sẽ trở thành những giáo viên tương lai, quyết định chất lượng nền giáo dục - là hết sức cần thiết.  Điều quan trọng là cần sự thay đổi đồng bộ các chính sách không chỉ cho sinh viên sư phạm mà cho cả giáo viên và nên phân cấp về một đầu mối. Ông cho rằng việc việc phân cấp quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay không rõ ràng, lộn xộn, cuối cùng thành ra không ai quản lý ai cả.

“Sở dĩ các trường công an, quân đội hấp dẫn thí sinh như vậy vì có chính sách bao cấp cho người học, trúng đại học cũng đồng nghĩa với việc vào biên chế của ngành. Giáo dục chưa làm được điều đó. Tại sao ngành công an làm được, ngành giáo dục lại không?  Để giải quyết được vấn đề này, tôi cho rằng cần xác định lại việc phân cấp quản lý, hoặc để ngành giáo dục chịu trách nhiệm cả đầu vào và phân bổ nguồn nhân lực sư phạm cho hệ thống các cơ sở giáo dục của mình; hoặc là phân cấp quản lý dứt điểm cho các địa phương” - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ.

Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, hệ thống trường sư phạm hiện nay thuộc về Bộ GDĐT quản lý, nên Bộ không thể không biết nhu cầu giáo viên ra sao. Bộ quản lý các sở, phòng giáo dục địa phương, thì phải tính toán xem nhân lực ngành mình thừa thiếu từng năm ra sao. Sau đó làm quy hoạch, giao chỉ tiêu cho các trường.

Quan trọng nhất là sau khi đào tạo, Bộ GDĐT phải có quyền và làm được việc phân bổ những sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm vào làm việc ở hệ thống các trường học. Nếu Bộ làm được điều này và được trao quyền này, Tiến sĩ Khuyến cho rằng sẽ không khó để thu hút những học sinh xuất sắc nhất đầu quân vào các trường sư phạm trong tương lai.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý mùa tuyển sinh 2017: Những chuyện vui - buồn

Đặng Chung |

Chưa bao giờ trong lịch sử tuyển sinh đại học của Việt Nam có chuyện thí sinh đạt 29 - 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 vào đại học. Cũng chưa bao giờ ngành sư phạm lại rớt giá “thảm hại” như năm nay, điểm chuẩn thấp kỷ lục mà vẫn “ế”. Mùa tuyển sinh 2017 đang đi qua với không ít nghịch lý, phần nào bộc lộ một cách trần trụi nhất về bức tranh đào tạo nhân lực cho Việt Nam hiện nay.

Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết cao đẳng sư phạm thành trường nghề

Đặng Chung (thực hiện) |

Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.

3 điểm/môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Đúng là “thảm họa”!

Đặng Chung |

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”", nhiều bạn đọc đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm năm nay. Thậm chí có bạn đọc đã thốt lên: “Đúng là thảm họa!” trước thông tin chỉ cần đạt 3 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào các trường sư phạm, trở thành những giáo viên trong tương lai.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nghịch lý mùa tuyển sinh 2017: Những chuyện vui - buồn

Đặng Chung |

Chưa bao giờ trong lịch sử tuyển sinh đại học của Việt Nam có chuyện thí sinh đạt 29 - 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 vào đại học. Cũng chưa bao giờ ngành sư phạm lại rớt giá “thảm hại” như năm nay, điểm chuẩn thấp kỷ lục mà vẫn “ế”. Mùa tuyển sinh 2017 đang đi qua với không ít nghịch lý, phần nào bộc lộ một cách trần trụi nhất về bức tranh đào tạo nhân lực cho Việt Nam hiện nay.

Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết cao đẳng sư phạm thành trường nghề

Đặng Chung (thực hiện) |

Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.

3 điểm/môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Đúng là “thảm họa”!

Đặng Chung |

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”", nhiều bạn đọc đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm năm nay. Thậm chí có bạn đọc đã thốt lên: “Đúng là thảm họa!” trước thông tin chỉ cần đạt 3 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào các trường sư phạm, trở thành những giáo viên trong tương lai.