Nguy cơ thừa cân béo phì, giảm tuổi thọ nếu trẻ "dán mắt" vào màn hình

Đức Mạnh |

Ít vận động, "dán mắt" vào các loại màn hình và thiếu điểm vui chơi ngoài trời khiến tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ em khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%. Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên giới hạn thời gian trẻ xem TV và cố gắng sắp xếp cho con nô đùa ngoài thiên nhiên nhiều hơn.

Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi rất cao

Y học đã chứng minh rằng những trẻ em được sống gần gũi với thiên nhiên như trẻ em tại Bhutan, hoặc thường xuyên vận động thể lực như trẻ em học sinh ở Nhật Bản thì sức khỏe cả thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh, đồng thời tỉ lệ bị béo phì rất thấp. Các em khi trưởng thành sẽ ít bị mắc các bệnh chuyển hóa (không lây nhiễm) như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp hay ung thư và tuổi thọ rất cao.

Bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Trọng An - nguyên Phó cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - cho rằng trẻ em Việt Nam ít được vận động, thường xuyên ngồi lâu trước màn hình máy tính, điện thoại và thiếu điểm vui chơi ngoài trời.

"Sân trường học rất hẹp, hệ thống cây xanh cũng rất thấp, chưa tính thêm đến tình trạng ô nhiễm không khí của toàn Việt Nam đang ở mức cực kỳ nghiêm trọng. Do vậy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi rất cao từ 12 - 14%. Người trưởng thành mắc béo phì chiếm hơn 26%", bác sĩ nói.

Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỉ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Tỉ lệ người mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp hoặc ung thư rất cao.

Bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ảnh: HL
Bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Giới hạn thời gian xem TV, dành nhiều hơn cho nô đùa ngoài thiên nhiên

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, trẻ vận động thể lực phù hợp, đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng quỹ xương tối đa, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao. Đồng thời điều này giúp kiểm soát hiệu quả béo phì, giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... Phụ huynh được khuyến cáo nên tạo điều kiện cho trẻ tăng hoạt động thể lực.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An cho biết thời gian hoạt động ở mức trung bình của trẻ nên ít nhất 60 phút/ngày và giảm thời gian tĩnh tại. Trẻ dưới 2 tuổi không xem TV. Trẻ lớn hơn chỉ nên xem TV dưới 2 giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần.

Phụ huynh cũng cần giúp trẻ thay đổi hành vi, tự đặt mục tiêu để có sức khoẻ tốt hơn. Về giấc ngủ, trẻ 0 - 5 tuổi ngủ đủ 11 giờ/ngày, 5-10 tuổi ngủ đủ 10 giờ/ngày và trên 10 tuổi ngủ đủ 9 giờ/ngày.

"Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Nếu cả tuần gia đình vất vả vào công việc, bản thân trẻ cắm mặt vào bài vở thì đến ngày nghỉ cuối tuần, phụ huynh nên đưa trẻ đi dã ngoại ở nơi không gian sinh thái xanh và cảnh quan đẹp như công viên", chuyên gia gợi ý.

Số đông những khu đô thị, chung cư ở thành phố lớn hiện nay có rất ít không gian xanh cho trẻ vui đùa. Ảnh: Ecopark
Ít có khu đô thị, chung cư ở thành phố lớn hiện nay sở hữu không gian xanh thoáng đạt để trẻ vui đùa. Ảnh: Ecopark

Thêm vào đó, việc chăm sóc trẻ trong 1000 ngày vàng đầu đời cực kỳ quan trọng đối với tương lai của con. Do vậy, bác sĩ An nhấn mạnh rằng ngay từ khi còn nằm trong bụng, các bà mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên thì con sẽ phát triển toàn diện hơn khi trưởng thành.

Chuyên gia giải thích: "Thai nhi được 24 tuần đã có thể cảm thụ được ánh sáng, tiếng động. Vì thế tiếng chim hót, ve kêu, mùi hương hoa cây cỏ của thiên nhiên sẽ tác động sớm đến sự phát triển hài hòa của não bộ ngay trong những năm đầu đời."

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Xử trí thế nào với các triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em?

Thiều Trang |

Theo các bác sĩ, phương pháp điều trị hậu COVID-19 chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng. Đặc biệt, khi có các triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận hỗ trợ.

Tư duy chậm, học tập sa sút nếu trẻ không được nô đùa trong thiên nhiên

Đức Mạnh |

Bị "nhốt" ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với thiên nhiên khiến trẻ tăng khả năng trầm cảm, học tập sa sút và thậm chí là có hành vi ngoài mong muốn.

2 mẹo nhỏ giúp trẻ thoát khỏi nỗi lo sợ bóng tối

Tuấn Đạt |

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây nhằm giúp trẻ không còn bị ám ảnh và sợ bóng tối.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Xử trí thế nào với các triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em?

Thiều Trang |

Theo các bác sĩ, phương pháp điều trị hậu COVID-19 chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng. Đặc biệt, khi có các triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận hỗ trợ.

Tư duy chậm, học tập sa sút nếu trẻ không được nô đùa trong thiên nhiên

Đức Mạnh |

Bị "nhốt" ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với thiên nhiên khiến trẻ tăng khả năng trầm cảm, học tập sa sút và thậm chí là có hành vi ngoài mong muốn.

2 mẹo nhỏ giúp trẻ thoát khỏi nỗi lo sợ bóng tối

Tuấn Đạt |

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây nhằm giúp trẻ không còn bị ám ảnh và sợ bóng tối.