“Người trong cuộc” nói về đề xuất bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật

Bích Hà - Duy Thiên |

Những ngày qua dư luận bàn tán nhiều về chất lượng các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh và đưa ra đề xuất nên bỏ cuộc thi này.


Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), sau 8 năm tổ chức cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia, đã có hàng nghìn học sinh đạt giải. Thông qua các cuộc thi khoa học kỹ thuật ở các cấp, nhiều câu lạc bộ STEM đã hình thành trong các trường phổ thông. Ở đó, học sinh được khuyến khích đưa ra ý tưởng.

Số liệu do Bộ GDĐT cung cấp.

Vậy trong các công trình khoa học của học sinh từng đoạt giải, dự án nào đã đi vào thực tiễn, được các tổ chức, doanh nghiệp “đỡ đầu” để đưa vào cuộc sống?

Vũ Hoàng Long tự hào khoác trên vai lá cờ Tổ quốc, chạy lên sân khấu khi được xướng tên trong Lễ nhận giải tại Mỹ. Ảnh: NVCC

Trao đổi với Lao Động, Vũ Hoàng Long - tác giả Dự án “Robot hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân Parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh” giành giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Bắc; giải Ba tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2019 – cho biết, bước ra sau các cuộc thi, dự án của Long đang được trưng bày tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, chưa ứng dụng được vào thực tiễn.

Lý do, theo Long, để làm được điều này, tức là tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, có thể sản xuất, cung ứng ra thị trường – cần rất nhiều thời gian và một mình em không thể làm được.

“Trong các cuộc thi, học sinh chỉ cần đưa ra ý tưởng, phục vụ việc học tập, vận dụng kiến thức các môn học vào những vấn đề ngoài cuộc sống. Các chế tạo của học sinh mới là mô hình ban đầu, chứ không phải sản phẩm hoàn chỉnh, để ứng dụng thực tiễn cần nhà khoa học đồng hành, doanh nghiệp đầu tư, chứ một mình học sinh hay giáo viên không thể làm được” – Long cho biết.

Không nên bỏ cuộc thi

Những ngày qua, trước ý kiến cho rằng nên bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh, Vũ Hoàng Long cho rằng không nên bỏ cuộc thi. Những người tâm huyết về vấn đề này nên đưa ra các ý tưởng, giải pháp để cuộc thi khắc phục những hạn chế, phát huy mặt tích cực, thay vì “phá bỏ nó đi”.

“Nhờ cuộc thi, trong các nhà trường đã có những phong trào, khuyến khích học sinh làm khoa học. Nó đã tạo ra những chuyển biến về mặt nhận thức.

Khi sang Mỹ tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế, em đã rất ngạc nhiên về cách tổ chức cuộc thi của họ.

Họ không đặt nặng thành tích, dự án của học sinh là những thứ rất gần gũi, đơn giản, chứ không mang tầm cỡ, vấn đề to tát quá sức học sinh.

Ví dụ như học sinh có ý tưởng làm lò đốt tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí thải ít mà lượng nhiệt sinh ra cao. Hoặc đơn giản chỉ dừng ở ý tưởng, giải pháp, chứ không nhất thiết tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh.

Họ chỉ quan trọng học sinh có ý tưởng, chú tâm với khoa học từ nhỏ, có cách nghiên cứu khoa học từ trong trường phổ thông, chứ không nhất thiết tạo ra được sản phẩm hay không, vì đó là việc của các nhà khoa học”- Vũ Hoàng Long chia sẻ.

Long cho rằng, thay vì phê phán, cộng đồng nhà khoa học Việt Nam nên tham gia sâu hơn, hoặc đồng hành với BTC của các cuộc thi trong học sinh, sinh viên, để nghe trình bày ý tưởng, khuyến khích, hướng dẫn các em cách nghiên cứu khoa học, hoặc giúp các em đưa ý tưởng đó thành các sản phẩm ứng dụng ở mức độ khác nhau.

Vấn đề không phải là là “bỏ” hay “không bỏ”, mà các nhà khoa học cần vào cuộc giúp sức, đồng hành với học sinh, để những ý tưởng nghiên cứu không chỉ dừng ở "đi thi để lấy giải".

Bích Hà - Duy Thiên
TIN LIÊN QUAN

Những con số nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia 2020-2021

Phương Anh |

Nét nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm nay là tất cả các đơn vị dự thi đều có học sinh đoạt giải. Trong đó, 26 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhất, 53 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhì, 64 đơn vị có học sinh đạt giải Ba.

TS Nguyễn Văn Khải: “Tôi bị đuổi khỏi phòng chấm thi khoa học kỹ thuật”

QUANG ĐẠI |

TS Nguyễn Văn Khải cho biết, ông đã từng bị đuổi khỏi hội trường cuộc chấm thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.

Nhìn lại ngành Giáo dục và Đào tạo 2020: Những dấu ấn đổi mới

Đặng Chung - Duy Thiên - Thuỳ Linh |

2020 là một năm rất đặc biệt với thầy và trò cả nước. Đại dịch COVID-19 mang đến không ít khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19” đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những con số nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia 2020-2021

Phương Anh |

Nét nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm nay là tất cả các đơn vị dự thi đều có học sinh đoạt giải. Trong đó, 26 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhất, 53 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhì, 64 đơn vị có học sinh đạt giải Ba.

TS Nguyễn Văn Khải: “Tôi bị đuổi khỏi phòng chấm thi khoa học kỹ thuật”

QUANG ĐẠI |

TS Nguyễn Văn Khải cho biết, ông đã từng bị đuổi khỏi hội trường cuộc chấm thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.

Nhìn lại ngành Giáo dục và Đào tạo 2020: Những dấu ấn đổi mới

Đặng Chung - Duy Thiên - Thuỳ Linh |

2020 là một năm rất đặc biệt với thầy và trò cả nước. Đại dịch COVID-19 mang đến không ít khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19” đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.