Người thầy "gieo cảm hứng"

Đặng Chung |

6h30 sáng hằng ngày, đại úy Trần Bình Phục một mình đi bộ từ đồn biên phòng Hòn Chuối (Cà Mau) xuống gành Chướng để đón học trò lên lớp. Thầy trò cùng trèo lên 303 bậc thang để tới lớp học nằm lặng lẽ dưới những tán cây già. Lớp học chỉ có vài chiếc bàn cũ và ánh mắt trong veo của những đứa trẻ.

Người thầy mang trái tim của biển

Tròn 10 năm trước, chàng thanh niên Trần Bình Phục trong một lần vào viện điều trị, đã phát hiện mắc bệnh ung thư máu, do nhiễm phóng xạ. Trải qua những ngày tháng khó khăn chiến đấu với bệnh tật, nhưng khi bệnh tạm ổn cũng là lúc anh thấy mình cần làm điều gì đó, để những ngày còn lại ý nghĩa hơn.

Tình cờ đọc được dòng thông tin về những đứa trẻ đen nhẻm, từ lúc sinh ra chỉ quanh quẩn trên đảo Hòn Chuối hoang vu, chẳng biết con chữ là gì, đói ăn và đói cả tri thức, đại úy Trần Bình Phúc đã viết đơn xin ra đảo công tác. 6 lá đơn được gửi đi, chất chứa trong từng con chữ là tâm huyết. Cuối cùng quyết định mở một lớp học để dạy chữ cho những đứa trẻ của Bình Phục được chấp thuận.

Ngày đầu đặt chân ra đảo, đại úy Phục phải đi vận động từng gia đình cho con em đi học, rồi cùng chiến sĩ đồn biên phòng Hòn Chuối phá đá, chặt cây, thay nhau vác gần 500 tấn nguyên vật liệu lên núi để dựng trường. Sau 5 tháng trời ròng rã, bằng sức người, đổ mồ hôi và cả máu, cuối cùng ngôi trường cũng được hoàn thành. Người dân mừng một, đại úy Phục mừng tới mười, vì tâm nguyện của anh với lũ trẻ cũng được thực hiện.

Sau khi có trường, người chiến sĩ mang quân hàm xanh về đất liền xin bàn ghế, sách vở, thức khuya dậy sớm soạn giáo án, để chuẩn bị cho những giờ lên lớp. Học sinh đủ mọi lứa tuổi, có chung mục tiêu là học để biết chữ, để xóa mù, để thay đổi cuộc đời. Suốt 10 năm trời thức khuya dậy sớm để chăm lo hành trang tri thức cho tụi nhỏ, đại úy Trần Bình Phục chẳng nhận về một đồng thù lao, chỉ biết làm việc bằng tất cả trái tim của mình, dù cho căn bệnh ung thư luôn rình rập cướp đi mạng sống.

Những nụ cười hồn nhiên của học trò đã níu chân các thầy cô ở lại.
Những nụ cười hồn nhiên của học trò đã níu chân các thầy cô ở lại.
“Đời người ai cũng chỉ sống một lần và chết một lần, thế nên tôi phải sống làm sao cho đáng một lần. Sau này, dù thế nào, lòng tôi vẫn sẽ nhớ về nơi này, về lũ trẻ như những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời mình” – đại úy Trần Bình Phục chậm rãi kể cho tôi về hành trình gieo chữ của mình, trong lần anh có mặt tại Thủ đô để vinh danh là “Đại sứ truyền cảm hứng”.

Và một năm qua, trong những chuyến công tác dọc dài khắp mọi miền Tổ quốc, tôi đã chứng kiến hàng nghìn tấm gương như thầy Phục, họ lặng thầm hy sinh hạnh phúc của riêng mình để dạy chữ, “gieo hy vọng” cho trẻ em nghèo. Đó là câu chuyện của trung tá Mai Văn Sơn - Đội phó Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Hải Vân (Đà Nẵng) - cần mẫn đi mở trên 100 lớp xóa mù chữ, tình nguyện đứng lớp, dạy kiến thức cho hàng nghìn người dân suốt 26 năm qua.

Cứ khoảng 19 giờ hàng ngày, tiếng đọc bài của học trò lại vang lên rộn ràng ở lớp học của trung tá Sơn. Lớp học đơn sơ, nhưng ấm áp tình thầy trò. Ban ngày, thầy gác biên giới, trò lặn lội mưu sinh. Tối đến, thầy trò lại cùng nhau học. Thầy biết đến đâu, dạy trò đến đấy. Không được đào tạo kỹ năng sư phạm, nhưng cũng qua dần sự bỡ ngỡ khi làm quen với bảng đen, phấn trắng. Cứ thế, bao năm qua, nhiều lứa học sinh đã biết nói, biết đọc, trưởng thành dưới sự dạy dỗ của “người thầy” mang quân hàm xanh.

Mỗi khi tết đến, món quà tri ân các thầy nhận được là những mớ rau, nải chuối của học trò, nhưng ấm áp vô cùng. Thấy hoàn cảnh của học sinh khó khăn, thầy còn đi vận động quyên góp gạo, vật chất để tặng gia đình phụ huynh, mong các em có cái tết no ấm, để vẫn tiếp tục được đến trường.

Và tôi gọi họ là những người “mang trái tim của biển”, bao la, dạt dào tình thương.

Gian nan hành trình “gieo chữ”

Con đường độc đạo vào xã Nậm Mười không dành cho những người yếu tim, khi một bên là vực, bên kia là núi. Nhất là sau mỗi trận mưa, đường lầy bùn, trơn như đổ dầu mỡ, lởm chởm đá núi. Dù chiếc xe tải chở chúng tôi chỉ đi với tốc độ 5km/h, nhưng các thành viên trong đoàn vẫn nín thở, tay bám chặt vào thùng xe. Cũng chỉ vì lo đường quá trơn trượt, xe có thể rơi xuống vực, nghĩ đến thế thôi cũng không dám thở mạnh.

Nói thế để thấy con đường hằng ngày đến trường của học sinh và giáo viên Trường Mầm non, Tiểu học xã Nậm Mười và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Nậm Mười (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vất vả đến thế nào. Mỗi sáng, thầy Nguyễn Viết Thành và nhiều giáo viên của trường thức dậy từ tinh mơ, mặc áo mưa, đeo ủng, quấn xích để vượt qua những cung đường lầy lội đến trường. Có nhiều hôm, những trang giáo án và quần áo cũng dính đầy bùn đất. Khó khăn là vậy, nhưng vì thương học trò vùng cao, thầy Thành đã gắn bó với học trò đến ngót 10 năm và chưa một lần nghĩ đến việc bỏ cuộc trên hành trình “gieo chữ”.

Đường đến trường Tiểu học xã Nậm Mười (Văn Chấn, Yên Bái) lởm chởm đá và bùn đất.
Đường đến trường Tiểu học xã Nậm Mười (Văn Chấn, Yên Bái) lởm chởm đá và bùn đất.
Khác thầy Thành, thầy Vi Mộng Hoàng (28 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học Nặm Nhũng, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đã không ít lần muốn bỏ cuộc. 1.11.2012 là ngày đầu tiên thầy Hoàng nhận quyết định công tác tại Trường Tiểu học Vân An (huyện Hà Quảng). Đây là ngôi trường ở xã biên giới, đường đi lại vô cùng khó khăn. Khi ấy, bà con dân tộc không nhiều người nói được tiếng Kinh, rào cản ngôn ngữ, đường sá, những khó khăn trong việc vận động trẻ đến trường... đã khiến thầy giáo trẻ nản chí dù rất nhiệt huyết với nghề.

Cũng trong những ngày đầu đó, không ít lần ý định bỏ việc đã nảy ra trong đầu thầy Hoàng. Nhưng rồi, mỗi dịp tết đến, được học trò tặng những bó hoa dại, rồi xuất hiện trong những bài văn tả người mà các học sinh yêu quý nhất, ý nghĩ bỏ trốn khỏi nơi này đã thật sự tan biến. Món quà giản dị, những nụ cười, ánh mắt trong veo của những đứa trẻ vùng cao đã níu thầy ở lại. Với thầy, các em học sinh ở những vùng sâu, vùng xa không được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng các em được chọn ước mơ để thực hiện. Nếu biết con chữ, học sinh sẽ có hy vọng thoát nghèo. Và chính thầy cô là người truyền cảm hứng, năng lượng tích cực, chắp cánh cho ước mơ của những đứa trẻ nghèo bay cao, bay xa hơn.

Những năm qua, công tác xóa mù chữ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đặc biệt, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”, yêu cầu các địa phương tích cực vận động người lớn tuổi học các lớp xóa mù chữ và học sinh ở tuổi đi học được đến trường. Và công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thời gian qua đạt được nhiều thành tựu, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ. Có được những thành quả đó, phải kể đến sự hy sinh của đội ngũ giáo viên, lực lượng bộ đội biên phòng đang ngày đêm miệt mài bám bản, đến những vùng khó khăn nhất để thực hiện hành trình “gieo chữ”.

Những người như thầy Trần Bình Phục, Mai Văn Sơn, thầy Thành hay thầy Hoàng, cùng hàng nghìn giáo viên đang công tác ở vùng sâu, xùng xa khác… vẫn luôn tận tụy cống hiến, không vì mục đích được tôn vinh...

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo Tây đẹp trai "ship" sách, tiết kiệm từng đồng để giúp trẻ mồ côi

Hải Minh |

Ngạc nhiên, thích thú, xen lẫn một chút khâm phục là cảm giác chung của những người mua sách ủng hộ Dự án LoHi khi nhận hàng từ tay “shipper” người Mỹ, Alfred Meza, cũng đồng thời là người sáng lập dự án rất nhân văn này.

Nguyện ước được hiến tạng của thầy giáo viết "cuộc đời" bằng miệng

Lan Nhi |

Bị tật nguyền cả chân và tay từ nhỏ, thầy giáo Phùng Văn Trường đã quyết tâm luyện chữ bằng miệng, kiên trì viết nên cuộc đời mình. Chưa dừng lại ở đó, hơn 10 năm qua thầy Trường còn thầm lặng mở lớp dạy học miễn phí, thành lập tủ sách cộng đồng, mang ánh sáng tri thức cho những trẻ em nghèo.

Thầy giáo làm cầu nối "lột xác" cho điểm trường Cu Dong

HÀN NGUYÊN |

Bây giờ, điểm trường Cu Dong thuộc Trường Tiểu học Húc (xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) dù vẫn rất khó khăn, nhưng không còn cảnh sân trường bùn đất nhão nhoẹt vào mỗi lúc trời mưa. Đặc biệt, học sinh và giáo viên không phải lội suối mỗi khi đến trường nữa. Có được điều này là nhờ hàng trăm ngày công của dân bản Cu Dong và sự hỗ trợ hết mình của thầy giáo Lý Chí Thành - giáo viên Trường THPT Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Thầy giáo Tây đẹp trai "ship" sách, tiết kiệm từng đồng để giúp trẻ mồ côi

Hải Minh |

Ngạc nhiên, thích thú, xen lẫn một chút khâm phục là cảm giác chung của những người mua sách ủng hộ Dự án LoHi khi nhận hàng từ tay “shipper” người Mỹ, Alfred Meza, cũng đồng thời là người sáng lập dự án rất nhân văn này.

Nguyện ước được hiến tạng của thầy giáo viết "cuộc đời" bằng miệng

Lan Nhi |

Bị tật nguyền cả chân và tay từ nhỏ, thầy giáo Phùng Văn Trường đã quyết tâm luyện chữ bằng miệng, kiên trì viết nên cuộc đời mình. Chưa dừng lại ở đó, hơn 10 năm qua thầy Trường còn thầm lặng mở lớp dạy học miễn phí, thành lập tủ sách cộng đồng, mang ánh sáng tri thức cho những trẻ em nghèo.

Thầy giáo làm cầu nối "lột xác" cho điểm trường Cu Dong

HÀN NGUYÊN |

Bây giờ, điểm trường Cu Dong thuộc Trường Tiểu học Húc (xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) dù vẫn rất khó khăn, nhưng không còn cảnh sân trường bùn đất nhão nhoẹt vào mỗi lúc trời mưa. Đặc biệt, học sinh và giáo viên không phải lội suối mỗi khi đến trường nữa. Có được điều này là nhờ hàng trăm ngày công của dân bản Cu Dong và sự hỗ trợ hết mình của thầy giáo Lý Chí Thành - giáo viên Trường THPT Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).