Người gieo chữ trên “lầu 7”

P.LINH |

Đã 15 năm, mỗi đêm, lớp học trên triền dốc được gọi với cái tên “lầu 7” (tổ 19, phường Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa) lại nghe tiếng ê a học bài của hàng chục đứa trẻ chưa một lần được đến trường. Và chỉ có tình thương làm động lực để người thầy miệt mài cuốc bộ qua từng ngõ hẻm đầy kim tiêm tìm các con… để dạy học.

Thầy đi tìm trò

Đêm trước Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11) lất phất mưa phùn, chúng tôi theo chân người dẫn đường để “an toàn” đến được lớp học của thầy giáo Nguyễn Văn Tưởng - thiếu tá Đồn biên phòng Cầu Bóng. 19 giờ vào lớp, tiếng thầy Tưởng: “Gấu đâu? Sẻ, em con đâu? Tiến, chị con đâu sao chưa lên lớp”… rồi thầy lại đi ra cổng ngóng. Thầy Tưởng cười xòa với chúng tôi: “Để đi tìm mấy cháu đã. Chúng nó không lên lớp là không yên tâm”. Dáng thầy nhỏ, đội mưa chạy nhanh vào hẻm tối đi tìm học sinh.

Lớp học đặc biệt này được Đồn biên phòng Cầu Bóng mở từ năm 2004. Lúc ấy, thầy Nguyễn Văn Tưởng vừa về nhận công tác tại đồn với vai trò là nhân viên vận động quần chúng phụ trách địa bàn phường Vĩnh Phước. Tiếp xúc với người dân khu phố nổi tiếng tệ nạn, anh Tưởng cứ trăn trở hình ảnh các em nhỏ ở tổ 17, 18, 19, 20 hằng ngày đi bán hàng rong, bán vé số, lang thang. Những câu chuyện đám trẻ con “lầu 7” không biết chữ, vi phạm pháp luật thôi thúc anh Tưởng vận động, duy trì lớp học tình thương.

“Môi trường sống của các cháu ở đây trộm cắp, tệ nạn có cả, rồi hoàn cảnh gia đình đều “chắp vá”… nên tôi đến từng nhà, biết hoàn cảnh từng cháu để tìm mọi cách đưa cháu đến lớp. Hôm nào có cháu vắng, tôi lại phải đi tìm cho được để xem sao không đi học vì chỉ sợ các cháu bị rủ rê theo bọn xấu” - thầy Tưởng chia sẻ.

Lớp học bắt đầu từ 19-21 giờ hằng ngày trong tuần. Thầy Tưởng chuẩn bị sách cũ xin lại của các trường, vở và bút xin của mạnh thường quân trang bị cho các em. Tấm bảng trắng được chia cho 4 trang giáo án: Lớp 1-2, lớp 3-4, lớp 5 và lớp kỹ năng sống cho những em đã đi làm. Vừa biên từng nét chữ cái vừa đọc mẫu cho các em lớp 1, thầy xoay sang viết chính tả cho các em lớp 3-4. Xong lớp 3-4, thầy lại quay sang mở rộng vốn từ cho các em lớp lớn hơn. Và thầy kể tiếp chuyện dạy cho các em lớn hơn phải biết bảo vệ những người yếu thế… Vừa dạy, vừa dỗ bởi ngay giữa lòng thành phố nhưng với những em học sinh ở đây, các em thiếu đủ thứ.

Còn đó trăn trở của người thầy

Thỉnh thoảng, thầy lại cho gạo, bánh trái để phụ các em giúp gia đình, không bỏ học. Em N.Đ.T (13 tuổi) cùng chị gái đã học ở lớp 4 năm nay. Không có bố, theo mẹ trôi dạt đến “lầu 7”, T suýt bị các đối tượng nghiện hút thuê đưa ma túy. “Nhờ thầy đưa 2 chị em về đi học, em biết được chữ. Thầy còn dạy em biết tránh bọn xấu, dạy em đạo làm người. Em sẽ học tốt để xin đi học nghề”- T cho biết. Từ e dè, né tránh, đến nay cả khu “lầu 7” tin và quen dần với hình ảnh thầy Tưởng đi tìm học sinh mỗi tối.

Bớt thời gian dành cho gia đình để dõi theo các em ở lớp tình thương, động lực duy nhất với người lính mang trên mình chữ thầy là tình thương. “Không thương không làm được. Nhìn các em hoàn cảnh thiệt thòi, sống môi trường phức tạp thế này, gieo được cái chữ để các em biết đọc là mừng rồi. Ở lớp của tôi, có khi một chữ học đi học lại cả tuần nhưng tôi vẫn kiên trì cùng các em học và dạy”- thầy Tưởng nói.

Với các em ở khu dân cư Vĩnh Phước thiếu nhất là gia đình trọn vẹn, sự quan tâm bởi vậy trong Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy Tưởng không mong cho mình mà vẫn trăn trở: Hơn 100 em học sinh đã trưởng thành từ lớp tình thương. Có em có công ăn việc làm ổn định nhưng cũng có em không được vậy. Tôi chỉ mong xã hội, các cá nhân, doanh nghiệp cởi mở hơn với các em, tạo điều kiện cho các em học và làm nghề để cuộc sống tốt hơn”.

P.LINH
TIN LIÊN QUAN

Nhà giáo của năm 2019: “Tôi tìm được vắc-xin cho học sinh của mình"

Đức Thành - Huyên Nguyễn |

Là một trong những giáo viên trẻ nhất được vinh danh “Nhà giáo của năm 2019”, cô giáo Vũ Bích Phương (trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội) tâm sự con đường mình lựa chọn giống như một sứ mệnh và những thành tích cá nhân không quan trọng bằng mỗi giáo viên tìm ra được phương pháp giáo dục con người.

"Những chuyến đò" chở hàng trăm đứa trẻ bụi đời

Phương Anh - Tú Nhàn |

Cứ 19h hàng ngày, lớp học không học phí giữa lòng TPHCM lại rộn rã tiếng cười nói của những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo “đặc biệt” của những đứa trẻ khuyết tật

KIM ANH - TRẦN THÙY |

“Cô ơi, con ước mơ người khuyết tật có một nghề để học”. Từ câu nói ấy của các em nhỏ, cô Đoàn Thị Hoa (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bén duyên và trở thành cô giáo, người mẹ của hơn 500 học trò khuyết tật trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nhà giáo của năm 2019: “Tôi tìm được vắc-xin cho học sinh của mình"

Đức Thành - Huyên Nguyễn |

Là một trong những giáo viên trẻ nhất được vinh danh “Nhà giáo của năm 2019”, cô giáo Vũ Bích Phương (trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội) tâm sự con đường mình lựa chọn giống như một sứ mệnh và những thành tích cá nhân không quan trọng bằng mỗi giáo viên tìm ra được phương pháp giáo dục con người.

"Những chuyến đò" chở hàng trăm đứa trẻ bụi đời

Phương Anh - Tú Nhàn |

Cứ 19h hàng ngày, lớp học không học phí giữa lòng TPHCM lại rộn rã tiếng cười nói của những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo “đặc biệt” của những đứa trẻ khuyết tật

KIM ANH - TRẦN THÙY |

“Cô ơi, con ước mơ người khuyết tật có một nghề để học”. Từ câu nói ấy của các em nhỏ, cô Đoàn Thị Hoa (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bén duyên và trở thành cô giáo, người mẹ của hơn 500 học trò khuyết tật trên khắp mọi miền Tổ quốc.