"Ngỡ ngàng vì tác giả SGK Tiếng Việt 1 không phân biệt được âm pờ và chữ P”

Thiều Trang |

"Tổng chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm P (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm pờ ở cuối âm tiết. Lập luận này của những chuyên gia biên soạn sách giáo khoa thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu (pờ) và phụ âm cuối (pờ). Đây là hai âm vị hoàn toàn khác nhau" - thầy Đào Quốc Vịnh khẳng định.

“Tác giả cuốn sách đang không phân biệt được âm pờ và chữ P”

Trước thông tin dư luận phản ánh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống đã lên tiếng khẳng định, Tiếng Việt 1 có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Theo đó, tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên trên cả nước trong nhiều năm qua.

Trước phản hồi của Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, thầy Đào Quốc Vịnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng: "Tác giả cuốn sách đang không phân biệt được âm pờ và chữ P. Ở mấy trang đầu sách có bảng chữ cái thật. Nhưng đưa bảng chữ cái mà không dạy âm pờ và chữ P thì đó không phải là nội dung dạy học".

Trước lập luận của Tổng chủ biên cho rằng trong Tiếng Việt âm pờ có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm pờ ở cuối âm tiết, thầy Vịnh cho biết bản thân cảm thấy ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học của tác giả SGK Tiếng Việt 1.

"Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu pờ và phụ âm cuối pờ. Đây là hai âm vị hoàn toàn khác nhau. Tôi mong rằng các vị chuyên gia biên soạn SGK Tiếng Việt đọc lại và suy ngẫm thật thấu đáo cuốn "Ngữ âm tiếng Việt" (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) của Giáo sư Đoàn Thiện Thuật mà Tổng chủ biên đã viện dẫn để hiểu rõ hơn thế nào là phụ âm đầu và phụ âm cuối" -  thầy Vịnh nói.

 
Cuốn "Ngữ âm tiếng Việt" (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) của Giáo sư Đoàn Thiện Thuật. Ảnh: NVCC

"Các tác giả cần thẳng thắn nhìn vào sự thật"

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành cho rằng, trong khoa học, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành ngôn ngữ học, về lý thuyết các nhà khoa học có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng không phải ai cũng tán thành quan điểm như Tổng chủ biên cuốn sách đã dẫn.

Bởi lẽ nếu nói rằng trong tiếng Việt không có phụ âm đầu pờ thì vì sao người Việt Nam bình thường đều phát âm được những từ mở đầu bằng pờ như “Pác Bó”, “Pa-cô”, “Sa Pa”, “đèn pin”, “pa nô”,… Phải khẳng định rằng không thể coi “Pác Bó”, “Sa Pa”, “Pa-cô”,… là từ ngoại lai chưa Việt hóa được. Còn về các từ như “pa nô”, “pin”, “pi-a-nô” thì thời điểm các từ này nằm ở “ngoại vi" như Tổng chủ biên cuốn sách nêu đã quá xa xưa. Hàng chục năm nay, những từ này đã được đưa vào từ điển Tiếng Việt.

"Các vị cho rằng, sách Tiếng Việt Lớp 1 của bộ Kết nối tri thức dạy P theo giải pháp dạy chữ P giống với Tiếng Việt 1 của Bộ GDĐT theo chương trình Tiếng Việt năm 2000. Đây là việc làm tùy tiện, mang tính sao chép nhưng thiếu đồng bộ.

Bởi vì sách Tiếng Việt 1 theo chương trình năm 2000 đã cũ kỹ, cần phải đổi mới nên mới có Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hơn nữa, trong cuốn sách cũ đó tác giả tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ P ngay trong SGK và vở tập viết cho học sinh. Điều này, những người viết sách đã không đọc tham khảo.

Tổng chủ biên đã dẫn một số cuốn sách Tiếng Việt khác cũng do nhà xuất bản này biên soạn và phát hành, cho thấy cả mấy cuốn sách đều sai giống hệt nhau, hoàn toàn không không dạy phụ âm đầu pờ.

Tuy nhiên, sách Tiếng Việt 1 của các tác giả Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh cũng học theo cuốn Tiếng Việt 1 - 2002 của bà Đặng Thị Lanh tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ P riêng trước khi dạy chữ Ph" - thầy Đào Quốc Vịnh cho biết.

 
Thầy Đào Quốc Vịnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành. Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, theo giải thích của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, dạy âm P trong 6 tuần đầu thì buộc phải dạy các từ ứng dụng là từ vay mượn như "pi-a-nô/ piano", "pê-đan/ pêđan", "pa-nô/ panô" và không thể dùng các từ như "Sa Pa", "Nậm Pì",… vì 2 lí do là học sinh chưa được học âm S trong "Sa Pa", vần âm trong "Nậm Pì" và tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ.

Tuy nhiên, thầy Đào Quốc Vịnh lại cho rằng, nếu lý luận như vậy có nghĩa là các danh từ riêng như “Pác Bó”, ”Sa Pa”, “Phan Xi Păng”, “Pa-cô” và từ vay mượn đã “Việt hóa” như “pin”,”pa nô”, “pi-a-nô” không thuộc vốn từ cần phát triển hay sao?

"Tôi cho rằng, đơn vị xuất bản và các tác giả cần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Nếu giải pháp của các vị đúng thì tại sao quyển Tiếng Việt 1 thuộc bộ Chân trời sáng tạo cũng do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên và do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành lại dạy âm pờ và chữ P ngay ngay từ phần “Âm” (trang 60 tập 1)?" - thầy Đào Quốc Vịnh đặt câu hỏi.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng sau phản ánh "không dạy chữ P"

Thiều Trang |

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, Tiếng Việt 1 có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ). Theo đó, tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên trên cả nước trong nhiều năm qua.

Nhiều phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng SGK lớp 2, 6

Tra Hà - Tường Vân |

Sau 2 năm học triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, bộ sách Cánh Diều đã được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn. Nhiều tín hiệu vui về kết quả học tập của học sinh và các thầy cô đã thích nghi rất nhanh với SGK mới, sử dụng SGK như một tài liệu quan trọng để phát huy sự sáng tạo trong dạy và học.

Tọa đàm: Điểm ưu việt của SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều

Nhóm PV Đa phương tiện |

14h chiều nay - ngày 22.2, Báo Lao Động phối hợp với các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ sách giáo khoa Cánh Diều tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều".

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng sau phản ánh "không dạy chữ P"

Thiều Trang |

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, Tiếng Việt 1 có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ). Theo đó, tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên trên cả nước trong nhiều năm qua.

Nhiều phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng SGK lớp 2, 6

Tra Hà - Tường Vân |

Sau 2 năm học triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, bộ sách Cánh Diều đã được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn. Nhiều tín hiệu vui về kết quả học tập của học sinh và các thầy cô đã thích nghi rất nhanh với SGK mới, sử dụng SGK như một tài liệu quan trọng để phát huy sự sáng tạo trong dạy và học.

Tọa đàm: Điểm ưu việt của SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều

Nhóm PV Đa phương tiện |

14h chiều nay - ngày 22.2, Báo Lao Động phối hợp với các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ sách giáo khoa Cánh Diều tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều".