Nghịch lý: Sinh viên giỏi ra trường khó xin việc hơn người không giỏi có "ô dù"

Đặng Chung |

“Giáo dục đại học của chúng ta đang nỗ lực đào tạo ra những con người tốt, những người giỏi, nhưng nghịch lý là người giỏi, người tốt cơ hội việc làm khi ra trường lại không tốt bằng những người không giỏi nhưng có quan hệ, ô dù”- GS-TS Phạm Quang Minh nói về nghịch lý trong việc sử dụng, tuyển dụng lao động hiện nay.

“Người không giỏi lại có việc làm tốt”

Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến năm 2017, có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.

Không ít người cho rằng, số cử nhân không có việc làm tăng mỗi năm là do chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam chưa cao, chưa đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Vì điều này nên không ít gia đình sẵn sàng bỏ tiền tỉ ra đầu tư cho con em ra nước ngoài du học.

Vấn đề này đã “làm nóng” Hội thảo Giáo dục 208 với chủ đề “Giáo dục đại học- chuyển hóa và hội nhập quốc tế” diễn ra ngày 17.8 tại Hà Nội.

Theo GS-TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), vấn đề cử nhân thất nghiệp cần nhìn từ hai phía, công bằng là do cả cơ chế tuyển dụng chứ không nên đổ lỗi hết cho các trường đại học.

“Người ta phê bình rất nhiều giáo dục đại học đào tạo ra những cử nhân, nhà khoa học không xin được việc, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của thị trường. Điều này đúng nhưng chỉ đủ một phần.

Tôi nhìn từ góc độ nền kinh tế, xã hội của chúng ta thấy đầy sự bất công, khiếm khuyết…

Rất nhiều sinh viên của chúng tôi, dù rất giỏi nhưng ra trường không tìm được việc. Vì các em không có quan hệ, không có nguồn lực về kinh tế, không có một cái “ô” nào. Còn người không giỏi lại có việc làm tốt, vì có quan hệ, có ô dù.

Rõ ràng hiện vẫn còn tồn tại sự không bình đẳng, sự bất công trong tuyển dụng: Giáo dục đại học đã và đang nỗ lực đào tạo ra những người giỏi, con người tốt, nhưng nghịch lý là người giỏi, người tốt cơ hội việc làm lại không tốt”- GS-TS Phạm Quang Minh thẳng thắn.

 
GS-TS Phạm Quang Minh chia sẻ tại Hội thảo Giáo dục 2018. 

GS Minh cho rằng, khi xảy ra nghịch lý này sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của sinh viên. Các em sẽ hỏi tại sao phải học giỏi, phải rèn luyện, khi mà những bạn khác không rèn luyện, không học tập tốt cũng có việc làm tốt?

“Khi một xã hội đánh giá con người chưa dựa vào năng lực, còn nhiều bất cập như vậy thì không thể đỗ lỗi hết cho các trường đại học là đào tạo chưa tốt” - lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định.

Không nhất thiết phải có bằng đại học mới thành công

Cũng theo GS-TS Phạm Quang Minh, con số 200.000 cử nhân thất nghiệp còn liên quan đến nhận thức của toàn xã hội, về việc coi trọng bằng cấp, khoa cử.

“Nhiều người vẫn có quan niệm phải học đại học mới có việc, hay chỉ làm ở cơ quan nhà nước mới gọi là có việc, mới ổn định. Theo thống kê của chúng tôi, phần lớn sinh viên hiện nay ra trường không làm việc ở cơ quan nhà nước, mà làm ở khu vực tư nhân, liên doanh liên kết rất nhiều. Các em vẫn thành công, kể cả những học sinh không vào đại học”- GS Minh chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hoàng - đại diện Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ - dẫn chứng ra rất nhiều tỉ phú thế giới hiện nay không có bằng đại học, để nhấn mạnh quan điểm “không nhất thiết phải có bằng đại học mới thành công”.

Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ ra quan niệm trọng bằng cấp còn ảnh hưởng vào các quy định của nhiều cơ quan, ban, ngành và điều này làm khó cho các trường đại học trong công cuộc tiến tới tự chủ: “Tôi lấy ví dụ, hiện nay nhiều trường đại học muốn đưa các lãnh đạo doanh nghiệp vào trường để giảng dạy, truyền kinh nghiệm cho sinh viên, nhưng bị vướng quy định là giảng viên đại học phải có bằng thạc sĩ trở lên, trong khi nhiều giám đốc không có những bằng cấp này. Quy định này gây khó khăn cho các trường”.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lừa đảo, từ cò xin việc đến tiến sĩ dạy làm giàu

QUANG ĐẠI |

Hôm nay (21.5), TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án bị cáo Phạm Thanh Hải (52 tuổi, tiến sĩ vật lý, chủ trang mạng "Học làm giàu"). Thêm một trùm lừa đảo cộm cán phải trả giá, nhưng hệ lụy mà những kẻ lừa đảo gây ra vẫn không thể khắc phục. 

Hà Nội: Sinh viên đi xin việc bị quản lý trung tâm gia sư đánh nhập viện

Tiến Nguyễn |

Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao clip chia sẻ hình ảnh hai sinh viên nộp tiền đi xin việc  tại trung tâm gia sư sư phạm có địa chỉ tại số nhà 3 hẻm 19 ngách 37 (ngõ 155 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), nhưng qua nhiều ngày trung tâm gia sư này không bố trí công việc cho họ mà đã thu tiền trước nên đến đòi lại thì bị người quản lý ở đây lớn tiếng đe dọa, chửi mắng, thậm chí tát vào mặt gây thương tích.

Khởi tố tiến sĩ dùng bằng giả đi xin việc

NGUYỄN TRI |

Huy đã làm giả bằng thạc sĩ kỹ thuật, giấy chứng nhận luận án tiến sĩ ĐH Bách khoa TPHCM để đi xin việc.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lừa đảo, từ cò xin việc đến tiến sĩ dạy làm giàu

QUANG ĐẠI |

Hôm nay (21.5), TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án bị cáo Phạm Thanh Hải (52 tuổi, tiến sĩ vật lý, chủ trang mạng "Học làm giàu"). Thêm một trùm lừa đảo cộm cán phải trả giá, nhưng hệ lụy mà những kẻ lừa đảo gây ra vẫn không thể khắc phục. 

Hà Nội: Sinh viên đi xin việc bị quản lý trung tâm gia sư đánh nhập viện

Tiến Nguyễn |

Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao clip chia sẻ hình ảnh hai sinh viên nộp tiền đi xin việc  tại trung tâm gia sư sư phạm có địa chỉ tại số nhà 3 hẻm 19 ngách 37 (ngõ 155 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), nhưng qua nhiều ngày trung tâm gia sư này không bố trí công việc cho họ mà đã thu tiền trước nên đến đòi lại thì bị người quản lý ở đây lớn tiếng đe dọa, chửi mắng, thậm chí tát vào mặt gây thương tích.

Khởi tố tiến sĩ dùng bằng giả đi xin việc

NGUYỄN TRI |

Huy đã làm giả bằng thạc sĩ kỹ thuật, giấy chứng nhận luận án tiến sĩ ĐH Bách khoa TPHCM để đi xin việc.