Nghỉ học kéo dài, làm gì để sinh viên không stress, bỏ học, lấy chồng?

HUYÊN NGUYỄN |

Sinh viên chán nản khi nghỉ học quá lâu, có em nghĩ đến chuyện bỏ học đi làm, lấy chồng sớm… Đây là thực trạng được chia sẻ trên nhiều diễn đàn dành cho giới trẻ trong thời gian nghỉ bởi dịch bệnh COVID-19. PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh đến việc nắm bắt, hỗ trợ tâm lí, tư tưởng cho sinh viên thay vì mới chỉ chú trọng đến dạy học như cách làm của nhiều trường hiện nay.

Sinh viên tâm tư

Thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học, cao đẳng đã thông báo cho sinh viên tạm dừng học tập tại trường đến tháng 5 để phòng tránh dịch bệnh COVID-19. Nếu tính cả thời gian nghỉ Tết, nhiều sinh viên có thể nghỉ tới 4 tháng.

Nguyễn Quỳnh – sinh viên năm 1, Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: “Không đến trường dài ngày, chỉ học online khiến cho nhiều bạn thực sự chán nản. Vốn đã không còn mặn mà với ngành học lựa chọn ban đầu, nhân cơ hội này em đang tính chuyện nghỉ học luôn để đi xuất khẩu lao động hoặc chuyển sang ôn thi một ngành khác”, Quỳnh chia sẻ.

Còn Hồng Nhung – sinh viên năm 4, Trường Đại học Công nghiệp than rằng: “Một ngày em dành tới 15 tiếng cho màn hình máy tính, điện thoại. Ngoài giờ ngủ, ăn cơm, vệ sinh cá nhân ra, em chỉ biết có những thứ đó làm bạn. Hết học online rồi chat với bạn bè, xem phim… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất buồn chán”.

Trên một diễn đàn dành cho sinh viên, câu nói được nhiều bạn chia sẻ: "Nếu nhà trường còn cho nghỉ tiếp thì tháng sau em lấy chồng" cũng nhận được nhiều bình luận rôm rả. Theo đó, sinh viên Quỳnh Anh hài hước viết: “Trường cho nghỉ học lâu quá nên em quyết định lấy chồng ạ. Chúng em hiện vẫn là sinh viên của ngành thiết kế đồ họa của trường mình”.

Làm gì để sinh viên không stress, bỏ học?

Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, để sinh viên không stress, bỏ học, sa vào tệ nạn xã hội… thì trách nhiệm rất lớn thuộc về nhà trường và gia đình.

Trong đó, giảng viên đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy học online.

“Giảng viên phải làm thế nào đó để sinh viên hứng thú, có động lực học tập. Khi dạy online, giai đoạn đầu vào bài cần có hoạt động thu hút sự chú ý của các bạn, khơi dậy sự tò mò về nội dung bài học mới. Có thể bắt đầu bằng trò chơi, câu hỏi trí tuệ”, ông Nam nói.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng chỉ ra giai đoạn 2 là khám phá, sinh viên có một khoảng thời gian tự tìm kiếm tài liệu, tri thức để trả lời cho vấn đề giáo viên gợi ra, tức là các bạn sẽ phải tự đi khám phá.

Ở giai đoạn 3, giảng viên sẽ tổng kết, giải trình, đối chiếu kinh nghiệm giữa các cá nhân với nhau để đưa ra nhận định chung. Sau đó sẽ là một số bài tập thực hành.

Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo ông Nam, phải tạo môi trường để sinh viên vừa ở nhà nhưng vẫn có động lực, thói quen làm việc, sinh hoạt như bình thường. Điều này có sự vào cuộc của các tổ chức khác như đoàn, hội, đội... tạo hoạt động bổ trợ khác cho sinh viên.

“Đoàn, hội, đội phải tập huấn, hướng dẫn dưới dạng video những kĩ năng cơ bản cho sinh viên khi nghỉ dịch như chuẩn bị về mặt tâm lí, ứng phó với lo âu thời COVID và dấu hiệu nhận biết, biện pháp tránh trầm cảm…. Ngoài ra, có thể tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chia sẻ dưới hình thức online. Duy trì các hoạt động giống như bình thường, thậm chí cần tích cực hơn để mọi người cùng tham gia vào”, nam giảng viên Trường Đại học Giáo dục đề xuất.

Cùng với đó, đội ngũ cố vấn học tập, cán bộ đoàn, hội, đội nắm được tâm tư tình cảm của các bạn sinh viên qua các diễn đàn, tổ chức và có những giải đáp kịp thời.

Đặc biệt, các vấn đề như quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến các tình huống không mong muốn hay tệ nạn xã hội, nghiện games… cũng là những nguy cơ có thể xảy ra thì phải có những hoạt động hướng đến hỗ trợ người trẻ phòng ngừa, tránh xa những nguy cơ này.

Bên ngoài trách nhiệm của nhà trường, sự quan tâm, chia sẻ, trách nhiệm của phụ huynh cũng góp phần quan trọng tới sự phát triển của các em học sinh.

“Đây là cơ hội để cha mẹ gần gũi con cái, dạy cho con yêu lao động, giúp đỡ, chia sẻ công việc nhà với bố mẹ; sống tôn trọng và có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Điều mà ít khi các gia đình có cơ hội tốt như hiện nay”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT hướng dẫn, công nhận kết quả dạy học qua Internet, truyền hình

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua truyền hình và Internet trong thời gian học sinh cả nước không đến trường vì dịch COVID-19.

3 trường đại học cho sinh viên nghỉ đến tháng 5 để phòng dịch COVID-19

Bích Hà |

Đến ngày 26.3, đã có 3 trường đại học cho sinh viên nghỉ đến đầu tháng 5.2020 để phòng dịch COVID-19.

Bật cười với các kiểu học online của học trò

TUỆ NHI (t/h- Ảnh: FB Trường Người Ta - FPT) |

Với muôn vàn kiểu sáng tạo, các cách học online ở nhà khiến người xem không khỏi bật cười bởi sự đáng yêu, hài hước của giới trẻ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ GDĐT hướng dẫn, công nhận kết quả dạy học qua Internet, truyền hình

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua truyền hình và Internet trong thời gian học sinh cả nước không đến trường vì dịch COVID-19.

3 trường đại học cho sinh viên nghỉ đến tháng 5 để phòng dịch COVID-19

Bích Hà |

Đến ngày 26.3, đã có 3 trường đại học cho sinh viên nghỉ đến đầu tháng 5.2020 để phòng dịch COVID-19.

Bật cười với các kiểu học online của học trò

TUỆ NHI (t/h- Ảnh: FB Trường Người Ta - FPT) |

Với muôn vàn kiểu sáng tạo, các cách học online ở nhà khiến người xem không khỏi bật cười bởi sự đáng yêu, hài hước của giới trẻ.