Ngành Giáo dục Thủ đô: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Hạ Nguyên |

Sáng 15.8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Năm học 2021-2022, Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tính đến hết tháng 6.2022, toàn Thành phố có 2.835 trường học với 70.199 lớp và hơn 2,2 triệu học sinh cùng 138.090 giáo viên.

Toàn ngành cũng đã triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Lần đầu tiên, Lễ khai giảng chung toàn Thành phố đã được tổ chức và phát trực tiếp trên sóng truyền hình. Thành phố đã rà soát, trợ cấp, hỗ trợ, tặng quà 1.233 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã tổ chức trao hơn 10.000 thiết bị với giá trị ước tính trên 30 tỷ đồng giúp các em học sinh có điều kiện học trực tuyến.

Về đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia, năm học 2021-2022, khối các trường trực thuộc Sở đã được Thành phố quan tâm xây mới, thành lập mới 6 trường học các cấp với tổng mức đầu tư khoảng 920 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa 45 trường với tổng kinh phí khoảng 166 tỷ đồng; bố trí 204 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trực thuộc. Đến tháng 6.2022, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 64,3%, trong đó, trường công lập là 79%. Thành phố cũng đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn Thành phố.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD&ĐT có nhiều tiến bộ. Sở đã tổ chức triển khai Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn Thành phố. Các kỳ thi chuyển cấp được tổ chức nghiêm túc, an toàn và chất lượng. Hệ thống tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 hoạt động hiệu quả, được Nhân dân ủng hộ. Học sinh Hà Nội đã đạt 125 giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và 63 Huy chương, giải thưởng tại các kỳ thi cấp quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn gặp một số khó khăn về việc bố trí quỹ đất để xây dựng trường học ở các quận nội thành; thiếu giáo viên ở một số môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác định chủ đề năm học 2022-2023 là "Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo". Toàn ngành tập trung thực hiện 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; xây dựng mô hình tự chủ tại một số trường mầm non, phổ thông… 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện tốt "mục tiêu kép" là bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm chất lượng giáo dục, vừa củng cố kiến thức, vừa dạy kiến thức mới; triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tích cực đổi mới  phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường xã hội hoá. 

Đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng, tâm huyết, đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên để đạt được những kết quả rất đáng khích lệ năm học 2021-2022, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhận diện rõ những vấn đề còn bất cập, khó khăn để có giải pháp khắc phục, trong đó, quan tâm đến vấn đề tư vấn tâm lý học đường; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. 

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, với thuận lợi và vị thế của Thủ đô,năm học 2022-2023, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần tập trung thực hiện 3 nhóm việc: Tiên phong triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế; mạnh dạn tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách mới; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục dần sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các địa bàn. Đồng thời, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần quan tâm giáo dục sáng tạo trong nhà trường; đẩy mạnh công tác giáo dục địa phương để nâng cao giáo dục truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, lòng nhân ái cho học sinh. 

Cùng với đó, toàn ngành cũng cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn mức độ 2; xây dựng một số trường liên cấp hiện đại; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo…

Hạ Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Khánh thành Trung tâm điều hành giáo dục thông minh

Quỳnh Anh |

Chiều 10.8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Trung tâm điều hành thông minh ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tiếp nhận máy tính do các đơn vị tài trợ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày học sinh cả nước tựu trường

Tường Vân |

Học sinh trên cả nước sẽ tham dự khai giảng vào ngày 5.9.2022. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 5.9.

Bộ GDĐT điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tường Vân |

Theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THPT, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 trong 9 môn lựa chọn.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hà Nội: Khánh thành Trung tâm điều hành giáo dục thông minh

Quỳnh Anh |

Chiều 10.8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Trung tâm điều hành thông minh ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tiếp nhận máy tính do các đơn vị tài trợ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày học sinh cả nước tựu trường

Tường Vân |

Học sinh trên cả nước sẽ tham dự khai giảng vào ngày 5.9.2022. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 5.9.

Bộ GDĐT điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tường Vân |

Theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THPT, số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 trong 9 môn lựa chọn.