Ngăn chặn bạo lực học đường: Giáo dục từ mỗi học sinh

Khánh Linh |

Hòa Bình - Nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường đã được triển khai ở tỉnh miền núi Hoà Bình.

Thời gian qua, nhiều vụ học sinh đánh nhau vì mâu thuẫn trên mạng xã hội hoặc quay clip đánh hội đồng bạn học rồi tung lên mạng đã gióng lên hồi chuông báo động về văn hoá ứng xử của học sinh và nạn bạo lực học đường.

Cụ thể, ngày 23.7.2022, tại thôn Gò Mu, xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn, cháu N.T.T (12 tuổi) bị 6 bạn nữ (từ 12 - 13 tuổi), cùng trú tại xã Thanh Cao đánh.

Trong khi đánh bạn, nhóm này đã quay clip và đăng lên mạng xã hội (MXH) khiến nạn nhân càng thêm tổn thương.

 
Ảnh cắt từ clip vụ việc ngày 23.8.2021 tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi.

Trước đó, tối 23.8.2021, mạng xã hội Facebook chia sẻ lại nhiều clip ghi lại cảnh một nhóm học sinh đánh nhau túi bụi trên đoạn đường đôi, thuộc khu Mớ Đá, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi. Hai nhóm đánh nhau trước sự reo hò, cổ vũ của hàng chục nam sinh nhưng không ai vào can ngăn.

Những vụ việc bạo lực học đường đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần học sinh. Để ngăn chặn những vụ việc xót xa nói trên, ngành giáo dục ở TP Hoà Bình đã triển khai nhiều biện pháp, giáo dục từ mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, PV đã có mặt ghi nhận tại Trường TH&THCS Trung Minh (phường Trung Minh, TP.Hòa Bình) - ngôi trường trong nhiều năm qua không xảy ra tình trạng bạo lực học đường.

 
Môi trường giáo dục thân thiện, tích cực giảm thiểu bạo lực học đường. Ảnh: Nhà trường cung cấp.

Nói về nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực học đường, bà Lê Thanh Hồng - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Bạo lực học đường thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh THCS, là lứa tuổi đang hoàn thiện về tâm sinh lý nên đôi khi chưa thực sự kiểm soát về hành vi.

Cũng từ đó, dẫn đến việc kỹ năng xử lý tình huống của các em còn hạn chế. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về phòng ngừa bạo lực học đường chưa được kết quả như mong muốn".

Để ngăn chặn bạo lực học đường, theo vị hiệu trưởng, nhà trường đã đưa nội dung tuyên truyền xuyên suốt đầu năm học. Đồng thời tổ chức những buổi ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

"Nhà trường cũng mong muốn các vị phụ huynh và mỗi giáo viên trở thành nơi tin cậy để các em có thể chia sẻ mỗi khi gặp những vấn đề khó khăn" - vị hiệu trưởng nói thêm.

 
Ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có thêm kiến thức về xử lý những tình huống trong cuộc sống. Ảnh: Nhà trường cung cấp.

Tương tự, tại trường THCS Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm, TP.Hoà Bình) - ngôi trường nằm ở vị trí trung tâm thành phố, với 20 lớp và 825 học sinh.

Bà Vũ Thị Lan Phương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Để ngăn chặn bạo lực học đường, nhà trường đã xác định việc giáo dục tư tưởng cho học sinh được đặt lên hàng đầu.

Đây cũng là năm thứ 3 nhà trường triển khai mô hình "3 xin, 3 cho" (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, cho nụ cười, cho kiến thức, cho sự chia sẻ) và nhận thấy có rất nhiều sự chuyển biến tích cực trong học sinh"

"Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội, từ năm 2019 đến nay, không xảy ra trường hợp bạo lực học đường nào tại khuôn viên nhà trường" - vị hiệu trưởng nói thêm. 

Trao đổi với PV, bà Kim Thị Hồng - Phó Trưởng phòng GDĐT TP.Hòa Bình cho biết: "Ngay từ đầu năm học, Phòng GDĐT  TP.Hoà Bình đã có các văn bản hướng dẫn yêu cầu các nhà trường có những biện pháp thiết thực để ngăn chặn bạo lực học đường".

Cũng theo bà Hồng, các nhà trường đã chú trọng giáo dục kỹ năng sống, trang bị kiến thức pháp luật cho học sinh. Tạo thêm sân chơi để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi, thấu hiểu lẫn nhau.

"Mạng xã hội lẫn lộn đủ nội dung tốt - xấu, các nhà trường cần chú ý bồi dưỡng bản lĩnh cho trẻ để không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực" - bà Hồng nói thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Bạo lực học đường - nhức nhối nhưng khó xử lý hình sự

Hữu Long |

Trong thời gian ngắn tại một số tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên xảy ra  tình trạng bạo lực học đường, thậm chí xảy ra hậu quả chết người. Giải quyết vấn nạn này, luật sư cho rằng phải có sự phối hợp quản lý từ phía địa phương, nhà trường và phụ huynh.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?

Hà Tĩnh: Quyết liệt các giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Đầu năm học 2022 - 2023 tại Hà Tĩnh xảy ra một số vụ bạo lực học đường được phát tán lên mạng xã hội gây bức xúc dư luận, ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp để ngăn chặn. Thế nhưng, mới nhất tại địa phương này lại xảy ra một vụ bạo lực học đường khiến một nam sinh lớp 12 tử vong.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bạo lực học đường - nhức nhối nhưng khó xử lý hình sự

Hữu Long |

Trong thời gian ngắn tại một số tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên xảy ra  tình trạng bạo lực học đường, thậm chí xảy ra hậu quả chết người. Giải quyết vấn nạn này, luật sư cho rằng phải có sự phối hợp quản lý từ phía địa phương, nhà trường và phụ huynh.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?

Hà Tĩnh: Quyết liệt các giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Đầu năm học 2022 - 2023 tại Hà Tĩnh xảy ra một số vụ bạo lực học đường được phát tán lên mạng xã hội gây bức xúc dư luận, ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp để ngăn chặn. Thế nhưng, mới nhất tại địa phương này lại xảy ra một vụ bạo lực học đường khiến một nam sinh lớp 12 tử vong.