Nếu trẻ không sớm được đi học có thể ảnh hưởng cả một thế hệ

Huyên Nguyễn |

Trong khi người lớn đã làm mọi cách để hoà nhập thì trẻ em lại ở nhà. Đi học là hoà nhập, đến trường học trực tiếp, chơi với bạn bè, giao tiếp với cô giáo. Đây là thời điểm tốt nhất để trẻ được hoà nhập và được phát triển. Nhiều phụ huynh nghĩ đến trường thì không an toàn bằng ở nhà, quan điểm này không chính xác.

Trẻ ở nhà vẫn mắc COVID-19

Đó là chia sẻ của bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) tại chương trình tư vấn "Học sinh trở lại trường - Phụ huynh làm gì với nỗi sợ F0?”.

Nói về khả năng lây nhiễm ở trẻ em, bác sĩ Khanh cho hay thông thường trẻ em sẽ mắc COVID-19 sau người lớn và chủ yếu là do người lớn lây cho. Điều thú vị là rất ít khi trẻ em lây cho người khác. Thực tế cho thấy khi trẻ mắc bệnh mà người mẹ chăm sóc, chỉ mang khẩu trang thôi nhưng hầu như không thấy trẻ lây cho mẹ.

Khi trẻ mắc COVID-19, chu kỳ khỏi bệnh chỉ khoảng 3 – 5 – 7 ngày trong khi ở người lớn là 5 – 7 – 10 – 14 ngày. Triệu chứng mắc COVID-19 ở trẻ như nóng, ho, sổ mũi, sụt xịt thậm chí không có triệu chứng nào.

Khả năng lây bệnh ở trẻ cũng khó hơn và việc lây cho người khác cũng thấp hơn nhiều so với người lớn. Nguyên nhân được bác sĩ Khanh chỉ ra là do người lớn thường xuyên khạc nhổ, trẻ con thì lại có xu hướng nuốt vào. Ngoài ra, việc virus bám dính ở vòm họng của trẻ con rất ít, chủ yếu có trong đường ruột nên thường thải ra qua hệ thống ruột nhiều hơn là văng ra ngoài.

Với kinh nghiệm của mình, vị chuyên gia cho rằng trẻ con mắc COVID-19 thường bệnh nhẹ, chỉ đối tượng nguy cơ như béo phì hoặc có bệnh nền nặng như suy thận, suy gan giai đoạn cuối, chậm phát triển nặng, tim bẩm sinh nặng… mới dễ chuyển biến nặng, do đó phụ huynh đừng quá sức lo lắng khi trẻ là F0.

“Phụ huynh đừng tưởng ở nhà thì trẻ không bị bệnh. Rõ ràng bây giờ không đi học mà trẻ cũng bệnh. Ở nhà cũng là người lớn ra ngoài mắc bệnh và lây về cho con. Nếu vẽ cung đường của một đứa trẻ đi học có thể thấy nó là an toàn. Trẻ ở nhà không người trông, bố mẹ mất việc, rồi con đi chơi trong xóm cũng có thể bị lây bệnh”, ông Khanh chia sẻ và nhấn mạnh về chú trọng môi trường hoà nhập cho trẻ.

Các khách mời
Các khách mời chia sẻ về chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại.

Trả lời câu hỏi của phụ huynh về tỉ lệ tử vong, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, trên thế giới ghi nhận tỉ lệ tử vong ở trẻ rất nhỏ, càng ít tuổi càng khó tử vong. Nếu so sánh COVID-19 ở trẻ em với các bệnh thường thấy như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng huyết… thì rất ít. Vì thế chúng ta đừng lo lắng quá về việc con nít mắc bệnh.

Thời điểm tốt nhất để đến trường 

Bác sĩ Khanh bày tỏ: “Tôi rất lo, có thể ảnh hưởng cả 1 thế hệ. Chúng ta hình dung một em bé mới sinh ra đến khoảng 3-4-5 tuổi không thể học được cảm xúc của người lớn như làm mặt giận, mặt cười, mặt vui… Nếu không học được thì không thể phát triển được, mất cảm xúc đó. Cảm xúc đó chỉ có hoà nhập mới có được, hoà nhập tốt nhất ở đây là đến trường học trực tiếp. Tôi lo điều đó chứ không phải lo các cháu thất học văn hoá”.

Theo bác sĩ Khanh, suốt 2 năm chúng ta đã thay đổi suy nghĩ, đã chứng kiến nhiều mất mát, đau thương. Nhưng có thể thấy, chúng ta đang quá ít suy nghĩ về trẻ con trong đợt dịch này. Trong khi người lớn đã làm mọi cách để hoà nhập thì trẻ em lại ở nhà.

Đi học nghĩa là hoà nhập, đến trường học trực tiếp, chơi với bạn bè, giao tiếp với cô giáo, nhìn thấy khuôn mặt của cô giáo, bạn bè. Chúng ta đã chích ngừa vaccine COVID-19 cho người lớn vậy là đã “hết chiêu” vì thế nên thuận theo thiên nhiên nhưng không lơ là, tuân thủ tốt quy tắc 5K và chích vaccine. “Đây là thời điểm tốt nhất để trẻ được hoà nhập và được phát triển” – bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Nói về lí do trước đây không đồng ý cho trẻ đi học, vị bác sĩ cho biết, thời điểm trước, khi người lớn chưa tiêm vaccine nhiều thì trẻ con đi học, mắc bệnh dễ lây cho người lớn chứ hiện tại ông bà, bố mẹ đã chích người rồi thì chúng ta an tâm hơn.

“Cái chính hiện nay khi trẻ đến trường điều tôi lo không phải là trẻ bị bệnh mà khi có ca F0 thì trường rối lên, rồi phong toả này nọ… Chúng ta đừng mơ là không có em nào bị bệnh. Quan trọng nhất là tinh thần của các cháu còn lại, tinh thần của phụ huynh, học sinh, của anh bảo vệ. Gia đình phải hợp tác nếu trong nhà có 1 người F0, hoặc trẻ có biểu hiện nóng sốt thì nên cho trẻ ở nhà. Nhà trường chuẩn bị kỹ kịch bản, thậm chí diễn tập trước khi có ca F0 hoặc nghi ngờ F0. Khi có F0 đừng làm các con đi học xáo trộn nhiều quá” – bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ.

Để học sinh quay trở lại trường an toàn, bác sĩ khuyên rằng nên hướng dẫn cho trẻ chơi thành các nhóm nhỏ, không để lớp này sang lớp khác chơi để dễ dàng kiểm soát, truy vết nếu có ca F0. Hướng dẫn trẻ khi ra chơi, tan học, luôn rửa tay, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng… Các trường không cần xét nghiệm định kỳ nếu như không có biểu hiện hay ca F0 nào.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Quận 7 TPHCM thông tin chính thức vụ cô giáo uống thuốc ngủ tự tử

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị chuyên môn, UBND quận 7 vừa có báo cáo nhanh một số nội dung báo chí phản ánh liên quan đến vụ cô giáo uống thuốc ngủ để tự tử tại cuộc họp, phản đối kỷ luật, Lao Động đã phản ánh trước đó.

Phụ huynh lo ngại, nhà trường xin lùi lịch cho học sinh đến trường

Huyên Nguyễn |

Mặc dù rất muốn con sớm được đến trường nhưng với diễn biến dịch phức tạp, cộng với tình hình số ca mắc mới mỗi ngày, không ít phụ huynh đã xin lùi lịch học.

TPHCM hướng dẫn cấp THCS, THPT đi học trực tiếp, tổ chức kiểm tra học kỳ I

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Các trường tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khi đi học trực tiếp trở lại. Kiểm tra cuối học kỳ I được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 22.1.2022.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Quận 7 TPHCM thông tin chính thức vụ cô giáo uống thuốc ngủ tự tử

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị chuyên môn, UBND quận 7 vừa có báo cáo nhanh một số nội dung báo chí phản ánh liên quan đến vụ cô giáo uống thuốc ngủ để tự tử tại cuộc họp, phản đối kỷ luật, Lao Động đã phản ánh trước đó.

Phụ huynh lo ngại, nhà trường xin lùi lịch cho học sinh đến trường

Huyên Nguyễn |

Mặc dù rất muốn con sớm được đến trường nhưng với diễn biến dịch phức tạp, cộng với tình hình số ca mắc mới mỗi ngày, không ít phụ huynh đã xin lùi lịch học.

TPHCM hướng dẫn cấp THCS, THPT đi học trực tiếp, tổ chức kiểm tra học kỳ I

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Các trường tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khi đi học trực tiếp trở lại. Kiểm tra cuối học kỳ I được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 22.1.2022.