Nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc, học sinh cần thay đổi cách học từ bây giờ

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hòa |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử và Ngoại ngữ.

Nếu môn Lịch sử là một trong bốn môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ngay từ bây giờ lứa học sinh lớp 10 đang học chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần chuẩn bị gì để đáp ứng yêu cầu thi của kì thi?

Nói cách khác học sinh phải học tập như thế nào để môn Lịch sử đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp 2025? Là giáo viên dạy Lịch sử, xin được chia sẻ cùng các em một số gợi ý về phương pháp học hiệu quả.

Hiện nay sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều ưu điểm. Kiến thức được chọn lọc trọng tâm, cơ bản phù hợp thực tế, trình bày dễ hiểu, nội dung kênh hình khá đầy đủ, học sinh dễ sử dụng và có thể tự học.

Với đặc thù của bộ môn Lịch sử là tái hiện, dựng lại quá khứ theo dòng thời gian năm tháng, học sinh phải nắm vững sự kiện về ngày tháng năm, bối cảnh, ý nghĩa, tính chất…Muốn vậy các em có thể học theo các cách sau:

Học theo sơ đồ tư duy

Một tiết học Lịch sử của thầy trò Trường THCS Trịnh Phong,Diên Khánh, Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Văn Lực
Một tiết học Lịch sử của thầy trò Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Văn Lực

Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả hiện nay đối với môn Lịch sử. Để có một sơ đồ đúng, học sinh phải tập trung theo dõi thầy cô giảng để nắm kiến thức. Việc nghe giảng, tương tác với thầy cô quan trọng hơn việc các em cặm cụi ghi chép bài.

Khi kết thúc tiết học, bài học, học sinh cần phải tóm lược lại kiến thức bằng sơ đồ với nhiều dạng khác nhau tùy theo nội dung bài học. Cần xác định đâu là ý chính, ý nào là cơ bản, ý nào là bổ trợ… Nếu được nên tô màu sắc vào sơ đồ để tạo dấu ấn dễ học, dễ nhớ, khó quên.

Phân chia từng giai đoạn

Việc làm như trên sẽ giúp các em không bị nhầm lẫn về mặt thời gian của từng sự kiện vì có quá nhiều sự kiện. Và trong từng giai đoạn “mốc”, hãy xác định sự kiện nào là cơ bản có ý nghĩa lịch sử cần phải ghi nhớ.

Ví dụ, Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945. Với giai đoạn lịch sử này, học sinh không thể quên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có ý nghĩa cách mạng tháng Tám thắng lợi đạt đỉnh cao.

Rất nhiều học sinh không trả lời được câu hỏi “Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tháng Tám đạt đỉnh cao?” nếu không hiểu bản chất của sự kiện ngày 2.9.1945. Vì vậy các em khi học cần phải nắm được bản chất của sự kiện là vậy.

Nắm vững hoàn cảnh lịch sử (bối cảnh lịch sử)

Học lịch sử, học sinh phải nắm chắc bản chất, ý nghĩa sự kiện như nói trên nhưng để khắc sâu sự kiện các em cần luôn đặt ra các câu hỏi và tự trả lời. Cụ thể như: Sự kiện đó xảy ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Không gian và thời gian diễn ra sự kiện đó? Nguyên nhân vì sao đưa đến?...

Ví dụ: Lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được ban bố trong hoàn cảnh nào? Vì sao Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào?..

Với cách làm như vậy, các em không bao giờ quên và nhầm lẫn kiến thức.

Tiếp cận các nguồn tư liệu

Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, để có kiến thức phong phú, bổ trợ cho việc học lịch sử, các em cần đọc thêm các nguồn sử liệu khác, tham quan di tích lịch sử, học ở bảo tàng, nghe nhân chứng nhân kể chuyện lịch sử, xem phim lịch sử… Những kiến thức bổ trợ, kiến thức từ thực tế này sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình học môn Lịch sử trên lớp.

Với phương pháp học khoa học hợp lý cùng với niềm yêu thích thì việc học lịch sử sẽ trở nên dễ dàng và đạt kết quả là tất yếu.

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hòa
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử có thể là môn thi tốt nghiệp năm 2025: Học sinh lớp 10 đổi cách học

ANH TÚ |

Sau khi đọc được thông tin về việc từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi tốt nghiệp bắt buộc, nhiều học sinh lớp 10 cho biết đã thay đổi chiến thuật học tập để không bị rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Khi Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT: Thách thức không nhỏ

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên, phương án đưa Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc từ năm 2025 là cơ hội để nâng cao vị thế môn học, cũng là thách thức lớn với người học và người dạy.

“Kho tàng lịch sử” giữa núi rừng

Thọ Xuân |

Nằm trong dãy “Phụng Hoàng Sơn”, Tức Dụp từ lâu được nhắc đến với bao huyền thoại. Lịch sử nơi đây in dấu chứng tích các cuộc chiến vệ quốc gian khổ, trường kỳ của quân dân vùng Bảy Núi.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giá tăng vọt, vàng trở thành kênh trú ẩn

MI VÂN |

Giá vàng thế giới tăng vọt, áp sát ngưỡng tâm lý quan trọng 2000 USD/oz. Tính chung cả tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng 122 USD/oz so với cuối tuần trước. Tiền đang rút khỏi thị trường chứng khoán và đổ vào vàng như kênh trú ẩn.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Hạnh phúc là có tiền, có người mình yêu thương

Nhóm PV |

Ngày 20.3 được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế hạnh phúc. Với nhiều người, hạnh phúc có thể là được lắng nghe, hạnh phúc cũng có thể là kiếm được thật nhiều tiền, hay hạnh phúc giản đơn là được nhìn thấy người mà mình yêu thương hạnh phúc...

Kênh đầu tư nào sẽ hưởng lợi sau khi NHNN hạ lãi suất ?

Thái Mạnh |

Giới phân tích đánh giá quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước gần đây sẽ góp phần khơi thông thị trường vốn và tín dụng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt một số kênh đầu tư sẽ được hưởng lợi sau khi lãi suất giảm nhằm hút dòng tiền trở lại và cải thiện thanh khoản.

Đề xuất chỉ rút 50% BHXH 1 lần khi chưa tới tuổi hưu: Tác động thế nào?

NHÓM PV |

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không hạn chế rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần song đề xuất hai phương án rút BHXH 1 lần. Phương án thứ 2 đã gây ra không ít tranh luận trong thời gian vừa qua. Và để phân tích rõ hơn các đề xuất trên, chúng tôi có cuộc trò chuyện với TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội.

Lịch sử có thể là môn thi tốt nghiệp năm 2025: Học sinh lớp 10 đổi cách học

ANH TÚ |

Sau khi đọc được thông tin về việc từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi tốt nghiệp bắt buộc, nhiều học sinh lớp 10 cho biết đã thay đổi chiến thuật học tập để không bị rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Khi Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT: Thách thức không nhỏ

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên, phương án đưa Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc từ năm 2025 là cơ hội để nâng cao vị thế môn học, cũng là thách thức lớn với người học và người dạy.

“Kho tàng lịch sử” giữa núi rừng

Thọ Xuân |

Nằm trong dãy “Phụng Hoàng Sơn”, Tức Dụp từ lâu được nhắc đến với bao huyền thoại. Lịch sử nơi đây in dấu chứng tích các cuộc chiến vệ quốc gian khổ, trường kỳ của quân dân vùng Bảy Núi.