Nếu không thay đổi cách làm: Sách giáo khoa sẽ vẫn toàn sạn

Huyên Nguyễn |

Rất nhiều “sạn” đã được chỉ ra trong sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 - lớp 12. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, nếu Bộ GDĐT vẫn giữ cách thức, cách làm cắt khúc, cuốn chiếu, xếp hàng, làm được đến đâu đưa vào dùng đến đó thì “sạn sẽ vẫn hoàn sạn”.

Sai từ tiểu học đến THPT

Câu chuyện về sai sót trong SGK không còn mới mẻ bởi trong nhiều năm qua, các lỗi trong SGK lần lượt được chỉ ra. Gần đây, giáo viên, phụ huynh tiếp tục bày tỏ những điểm bất hợp lý. Đơn cử như chia sẻ của phụ huynh về truyện Kho báu (SGK Tiếng Việt lớp 2) mở đầu có câu văn: “Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu...”.

Cụm từ “hai sương một nắng”, “cuốc bẫm cày sâu...” rất ít biết đến và sử dụng. Chưa hết, SGK cũng viết: “Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời”. Câu cú, văn phong rõ ràng xa lạ với cách diễn đạt của người Việt hiện nay. Lý giải về việc này, NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng đây là “sự sáng tạo của người viết”.

Lý giải này, không nhận được sự đồng thuận của người đọc bởi đơn giản, không thể dạy trẻ đang tập đi bằng giáo án của vận động viên thi chạy marathon. Với học sinh trình độ lớp 2, dạy các em diễn đạt chuẩn xác mới là quan trọng nhất.

Hay như chia sẻ của phụ huynh Lê Quân về SGK Tiếng Việt lớp 1 với nhiều điểm bất cập, sai sót “thua xa những thứ mà thời đói rách chúng ta được học năm xưa”. Theo phản ánh của phụ huynh này, sách lỗi be bét, viết hoa lung tung, dấu cũng được đặt chưa chuẩn.

Ví dụ, từ “Chào Mào”, viết hoa chữ M nhưng ở từ “Tu hú” thì chữ h lại không viết hoa. Các dấu câu như dấu hai chấm, dấu chấm hỏi được đặt lung tung, không theo quy chuẩn nào cả. Nhiều câu văn trích dẫn tối nghĩa. Ví dụ: “Sau cơn mưa cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn”. Hay câu: “Dì Na gửi thư về, cả nhà vui quá” hoặc “dì na ở phố, nhà dì có chó xù”...

Bên cạnh đó, nhiều bài thơ quen thuộc trở thành những bài thơ, câu văn kinh điển mà ai ai cũng thuộc lòng lại bị cắt xén, thay đổi câu chữ như bài “Thương ông”, “Quê hương”... Sách cũng sử dụng nhiều từ “đến người lớn còn khó hiểu, sao trẻ con hiểu được”. Ngoài ra, tỉ lệ người, nhà, vật không cân đối, phá hỏng khuôn hình trong suy nghĩ của trẻ con, màu sắc trong sách cũng bị tố kém về thẩm mỹ.

SGK có nhiều sai sót, đặc biệt là sai kiến thức đã được bàn bạc ở nhiều diễn đàn quốc gia và công luận trong nhiều năm qua. Trước đó, nhiều lỗi cũng được chỉ ra như: SGK môn Lịch sử 6 có dung lượng rất mỏng (chỉ 84 trang), song “sạn” cần phải nhặt thì lại khá nhiều; 20 lỗi trong SGK và sách bài tập môn Vật lý 12; lỗi trong bài toán trắc nghiệm nhưng lại đưa sai cả 4 đáp án, lỗi trong Giáo dục công dân lớp 10… Đặc biệt, dù đã qua nhiều lần sửa chữa, tái bản nhưng vẫn không hết sạn.

Sách giáo khoa không nên là “pháp lệnh”

Bày tỏ quan điểm về những sai sót xuất hiện đầy rẫy trong SGK, GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Cách làm sách từ trước tới nay không mang tính khoa học, cách thẩm định chương trình - SGK cũng sai quy trình khoa học. Đáng lý chương trình - SGK phải làm xong trước, từ lớp 1 đến lớp 12, rồi mới tiến hành thẩm định. Việc thẩm định kiểu du kích, tiểu nông, “vừa chạy vừa xếp hàng”, biên soạn đến đâu thẩm định đến đó rồi triển khai vào trường học không thể đem tới một bộ sách tốt.

“Không ai, kể cả những người có trách nhiệm, hình dung được “tổng thể” chương trình giáo dục. Giống như hôm nay ta thẩm định cái tay cô hoa hậu, ngày mai đến cái chân, còn hình dáng cô hoa hậu cụ thể như thế nào thì không ai hình dung được!” - GS Hãn hài hước chia sẻ.

Bên cạnh đó, GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn cho rằng không thể đổi mới mà phủ sạch trơn quá khứ. Trên thế giới không ai làm vậy, kiến thức sẽ không thay đổi nhiều vì thế không thể giống như cái nhà để “đập đi, xây mới hoàn toàn”.

Trước hết, muốn có chương trình - SGK chuẩn, điều quan trọng là phải tìm ra được chuẩn kiến thức đúc kết từ chương trình - SGK của các nước tiên tiến kết hợp với thực tiễn Việt Nam. Có khác nhất là kiến thức về khoa học xã hội mà thôi.

Nhìn ra thế giới, học sinh của các nước Châu Á, Phi, Mỹ Latinh… sau khi tốt nghiệp phổ thông, họ vào các nước tiên tiến học đại học cùng với sinh viên Việt Nam và các nước hiện đại như vậy kiến thức chung ở đây là gì? Từ đó, chúng ta phải xác định được một mặt bằng chung về trình độ, về chuẩn kiến thức - GS-TSKH Hãn phân tích.

Trực tiếp là người đứng lớp giảng dạy nhiều năm qua, cô giáo Phan Tuyết (TX. La Gi, Bình Thuận) chia sẻ, mục tiêu của chúng ta là đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mà ngay cả tài liệu chuẩn là SGK còn có nhiều sai sót thì giáo viên, học sinh biết tin vào tài liệu nào cho thật sự chuẩn xác đây?

Cô Tuyết phân tích: “Tại sao thời gian gần đây lại “rộ” lên dạy y trang khuôn mẫu. Một phần cũng là do cách phân phối chương trình chưa phù hợp. Ví dụ, trước đây để viết được 1 bài tập làm văn, cần 4 tiết: tiết tập nói, lập dàn bài, viết bài và trả bài.

Với chương trình hiện tại cắt xuống còn 2 tiết, chỉ trong vòng có 1 tiết (35 phút), giáo viên vừa hướng dẫn học sinh đề tài, lập dàn bài, viết bài. Sau đó, tiết sau là trả bài. Mặt khác, trong sách luôn có gợi ý mẫu, ví dụ miêu tả về cô giáo cũ thì có câu hỏi cô tên gì, bao nhiêu tuổi, kỷ niệm đặc biệt? - sách hướng học sinh như vậy thì sao mà không dập khuôn được?” - cô Tuyết phân tích.

Nói về sai sót trong SGK, giáo viên Phan Tuyết nhận định, khâu biên tập cần được kỹ càng hơn. Cuốn sách hiện nay gần giống với cuốn sách năm 2000, các lỗi sai đã được giới chuyên gia, giáo viên, phụ huynh chỉ ra nhiều lần nhưng chỉnh sửa thì hạn chế.

“Có một bộ phận không nhỏ giáo viên thấy kiến thức trong sách sai hoặc lạc hậu nhưng vẫn dạy bởi nói đó là “do sách viết”. Tương tự, đề tham khảo, thử nghiệm của kỳ thi THPT Quốc gia 2016, khi có tranh cãi về đề, Ban ra đề lại nói đó là “SGK ghi vậy”, lý giải này không hợp lý.

Chính vì vậy, ngay từ khâu biên tập phải kỹ càng và cần suy nghĩ SGK không còn là “pháp lệnh” nữa. Chỉ như vậy, giáo viên mới có sự sáng tạo riêng và những kiến thức sai, chưa cập nhật thì được bổ sung vào trong quá trình giảng dạy. Người viết sách, ngoài các chuyên gia thì cần có thêm giáo viên có nhiều kinh nghiệm đứng lớp gạo cội để có những kiến thức thực tế và sâu sát hơn” - giáo viên này chia sẻ.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.