Nên tuyển thẳng hoặc cộng điểm thi vào lớp 10 cho học sinh giỏi thành phố

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố bậc THCS, nếu không được tuyển thẳng vào lớp 10, thì nên có cơ chế cộng điểm trong kì thi này để đảm bảo công bằng.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9, năm học 2023-2024. Đồng thời cho biết, Sở đã và sẽ tiếp tục đề xuất Bộ GDĐT về chính sách cộng điểm trong kì thi tuyển sinh lớp 10 cho những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 cấp thành phố.

Theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT của Bộ GDĐT ban hành kèm theo thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 3.5.2022 quy định về chế độ tuyển thẳng vào THPT, chỉ có các đối tượng sau được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh là người dân tộc rất ít người; học sinh khuyết tật; học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.

Như vậy học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố không được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT.

Trong khi đó, mục đích của kì thi học sinh giỏi là nhằm phát hiện học sinh có năng lực, phẩm chất, tài năng, để được tiếp tục bồi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau.

Để đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh/thành phố, trước hết các em phải vượt qua kì thi chọn học sinh giỏi quận/huyện, rồi tiếp đến được thầy cô bồi dưỡng để thi chọn học sinh giỏi thành phố/tỉnh. Các em học sinh này phải trải qua quá trình học tập vất vả, với dung lượng kiến thức bồi dưỡng nhiều, khó, thời gian bồi dưỡng kéo dài (thi học sinh giỏi cấp huyện ít nhất là 3 tháng, thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng ít nhất là 2 tháng).

Theo nhiều thầy cô, nếu không có sự ưu tiên nào cho học sinh giỏi vì vậy học sinh cũng không thiết tha với việc tham gia đội tuyển. Điều này sẽ là làm mai một tài năng, giảm động lực vươn lên trong học tập của các em.

Phụ huynh cũng sẽ không quan tâm, mặn mà đến việc động viên, ủng hộ con học bồi dưỡng đi thi học sinh giỏi các cấp. Giáo viên phải vận động từng học sinh đăng kí bồi dưỡng, thi chọn học sinh giỏi nhưng không nhiều em tha thiết tham gia,... Đây là một thực tế đang diễn ra tại các tỉnh thành, đặc biệt là đối với những môn như Lịch sử, Địa lý...

Bản thân tôi, từng rất áp lực khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Bởi ngay từ khâu tuyển chọn học sinh để thành lập đội tuyển đã có rất ít học sinh tự nguyện tham gia (vì nhiều lý do). Thầy cô phải kiên trì “dụ dỗ” để các em chịu học, chịu đăng kí tham gia.

Sau đó, chúng tôi đã trải qua quá trình dày công, từ việc động viên tinh thần, đến việc ôn tập, giúp các em đủ kiến thức, kĩ năng làm bài thi, và đi thi đạt giải. Có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh là niềm tự hào vinh dự của thầy trò, nhà trường và gia đình. Nhưng đổi lại, các em chỉ nhận được giấy chứng nhận là chấm hết, thật là lãng phí thời gian, công sức… để bồi dưỡng tài năng.

Do vậy việc tuyển thẳng hoặc cộng điểm cho học sinh đạt giải cấp tỉnh/thành phố vào lớp 10 là thỏa đáng. Rất mong Bộ GDĐT xem lại điều này. Nếu không tuyển thẳng, ít nhất cũng nên cộng điểm cho các em đạt giải tỉnh/thành phố vào kì thi tuyển sinh lớp 10 công lập.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Nhiều trường đại học top đầu tuyển sinh ngành vi mạch bán dẫn

Vân Trang |

Nhiều trường đại học bắt đầu tuyển sinh ngành vi mạch bán dẫn từ năm 2024.

Nhà trường lên tiếng vụ phản ánh học sinh lớp 6 bị bạn dùng dao rọc giấy rạch mặt

Vân Trang |

Phụ huynh học sinh Trường THCS Kiến Hưng (Hà Nội) phản ánh việc con gái lớp 6 bị bạn học dùng dao rọc giấy rạch lên mặt vì mâu thuẫn tình cảm.

Thêm nhiều trường đại học tốp đầu xét tuyển học bạ năm 2024

Vân Trang |

Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học xét tuyển học bạ THPT năm 2024.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhiều trường đại học top đầu tuyển sinh ngành vi mạch bán dẫn

Vân Trang |

Nhiều trường đại học bắt đầu tuyển sinh ngành vi mạch bán dẫn từ năm 2024.

Nhà trường lên tiếng vụ phản ánh học sinh lớp 6 bị bạn dùng dao rọc giấy rạch mặt

Vân Trang |

Phụ huynh học sinh Trường THCS Kiến Hưng (Hà Nội) phản ánh việc con gái lớp 6 bị bạn học dùng dao rọc giấy rạch lên mặt vì mâu thuẫn tình cảm.

Thêm nhiều trường đại học tốp đầu xét tuyển học bạ năm 2024

Vân Trang |

Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học xét tuyển học bạ THPT năm 2024.