Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém:

Nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi thưa Bộ trưởng!

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương |

Câu chuyện “Giáo viên thi dạy giỏi, học sinh kém không được vào lớp” xảy ra ở Hải Phòng đã gây bức xúc dư luận những ngày qua. Thêm một cái tát nữa vào bệnh thành tích - thứ lâu nay gây ra không ít áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

Lao Động xin giới thiệu bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương - nguyên là giảng viên khoa Lịch sử của Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành - chia sẻ những lý do cần bỏ ngay thi giáo viên giỏi, vì quá hình thức.

 
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương chia sẻ những lý do cần bỏ ngay thi giáo viên dạy giỏi.

“Cơn ác mộng” của giáo viên và học sinh

Thi giáo viên giỏi - một hạng mục thi đua không thể thiếu của các trường phổ thông-  đã tồn tại trong suốt một thời gian dài. Ban đầu, nó cũng có tác dụng kích thích nhất định và cũng ít nhiều đem lại danh giá cho người được giải, cho nhà trường.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, do sự vô lý trong cách thức tổ chức và nhìn nhận đơn giản về đánh giá giáo viên, thi giáo viên giỏi đã trở thành “cơn ác mộng” của cả giáo viên và học sinh.

Xin kể ra dưới đây vài hệ lụy dễ thấy nhất đã tạo ra cơn ác mộng đó.

Thứ nhất, việc thi giáo viên giỏi đi kèm với lựa chọn, sàng lọc, chấm thi, xếp loại, xét thi đua, đưa vào điều kiện thăng tiến… đã tạo ra “đội thắng” và “đội thua” trong chính đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Trong một tập thể, đặc biệt trong một ngôi trường nơi sứ mệnh của nó là giáo dục, thì tinh thần liên kết, hợp tác giữa các giáo viên là nền tảng quan trọng để tạo ra hiệu quả giáo dục. Khi một nhóm giáo viên được giải cảm thấy mình “ưu việt” còn đội không có giải không tránh khỏi cảm giác “tự ti”, sự gắn kết giữa họ sẽ yếu đi.

Hơn nữa, kết quả cuối cùng của nghề giáo là con người. Muốn đánh giá chính xác giáo viên phải nhìn vào con người mà họ tạo ra - thứ phải chờ sau khi học sinh ra trường, tốt nghiệp và sống như một con người độc lập.

Lấy gì đảm bảo một người giáo viên có hết giấy khen này đến giấy khen khác nhờ thi giáo viên giỏi có cống hiến xã hội tốt hơn các giáo viên bình thường khác?

Đấy là chưa kể tính phi khoa học của việc cho thi giữa các giáo viên để rồi đoán định kết quả dựa trên những tiêu chuẩn nằm trong tay ban giám khảo, trong khi không có gì đảm bảo ban bệ đó đủ công tâm và tài năng giáo dục.

Thi giáo viên giỏi là “diễn”?

Thứ hai, thi giáo viên giỏi trở thành thứ “tra tấn” tinh thần cho cả thầy và trò khi họ phải ôn thi, luyện thi, thi và… diễn.

Đã có thi thì phải có chấm điểm, muốn được điểm cao thì phải ôn luyện, muốn ôn luyện tốt thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là một bài được cô ôn đi ôn lại với trò nhiều lần. Bắt trò trả lời, đọc sách giáo khoa, thể hiện như cái máy. Bản thân cô còn chán ngán nói gì tới trò.

Tiếp đến là màn góp ý của đồng nghiệp còn kinh hãi hơn. Hết góp ý giáo án tới góp ý bài giảng. Rối như canh hẹ, chín người mười ý. Khi nhiều người can thiệp thô bạo vào bài giảng như vậy, cuối cùng bài giảng là sản phẩm lao động trí tuệ của ai? Lấy gì đảm bảo các góp ý đó tốt hơn phương án của giáo viên thực hiện bài giảng?

Thông thường ở nước ngoài, các thực tiễn dạy học của giáo viên rất phong phú và triết lý giáo dục là soi chiếu cuối cùng. Nhưng ở nước ta, triết lý giáo dục còn mù mờ, chưa được luật hóa, lấy gì soi chiếu?

Chính vì vậy mà khi bị chọn đi thi, giáo viên đùn đẩy cho nhau và sợ như sợ…cọp.

Đi thi lấy thưởng mà có cảm giác sắp bị đưa ra đoạn đầu đài. Tất nhiên, cũng có giáo viên thích thi vì không có giải thì con đường thăng tiến có khi khép lại.

 

“Đánh giá giáo viên qua một tiết dạy là nguy hiểm”

Thứ ba, thi giáo viên giỏi không đem lại nhiều nhặn gì hiệu quả chuyên môn. Một câu hỏi đơn giản đặt ra: “Nếu thực sự họ là giỏi thì chỉ cần các giáo viên khác học theo là có giáo dục tốt rồi?”. Nhưng sự thật không đơn giản thế.

Hơn nữa, việc đánh giá giáo viên về chuyên môn chỉ qua một tiết dạy là chuyện vô cùng nguy hiểm.

Cuối cùng, khó có thể nói có công bằng ở các cuộc thi khi người thi phải lụy vào ban giám khảo - mà ban giám khảo này không bị công luận và ban giám sát độc lập nào theo dõi, kiểm soát.

Vì thế, giáo viên giỏi - nhưng giỏi với ai? Với học sinh, với đồng nghiệp hay với ban giám khảo? Đấy là vấn đề lớn tạo ra vô vàn các lùm xùm, thậm chí tai tiếng làm hỏng cả môi trường giáo dục.

Còn rất nhiều lý do khác có thể kể ra để đi đến việc cần làm là bỏ ngay kì thi giáo viên giỏi các cấp.

Giáo viên cần có nhiều thời gian và sức lực tinh thần hơn để tập trung vào các hoạt động hữu ích khác như đọc sách, hướng dẫn học sinh đọc sách - tự học, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, nghiên cứu tạo ra các “thực tiễn giáo dục” có bản sắc của riêng mình. Đấy là một cách để giúp cho giáo dục tiến lên phía trước.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương
TIN LIÊN QUAN

Thông tin tiếp vụ thi giáo viên giỏi, học sinh kém không được vào lớp

Tuệ Linh |

Trước thông tin một số trường ở Hải Phòng cho học sinh có học lực yếu kém ở nhà trong thời gian tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát ngay để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém: "Cái tát" vào bệnh thành tích

Bích Hà |

“Giáo viên dạy giỏi thì phải dạy cho các em học sinh yếu kém, cớ sao lại yêu cầu các em yếu kém phải ở nhà để thi giáo viên giỏi?” – đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra trước sự việc học sinh yếu kém không được vào lớp vừa xảy ra tại Hải Phòng.

Hải Phòng: Giáo viên thi dạy giỏi, cấm học sinh kém không được vào lớp

Phạm Đông |

Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi TP.Hải Phòng cấp tiểu học, chỉ những học sinh khá giỏi mới được chỉ định đi học, còn lại một số học sinh học tập chưa tốt phải ở nhà. Sự việc diễn ra khiến nhiều phụ huynh bức xúc.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin tiếp vụ thi giáo viên giỏi, học sinh kém không được vào lớp

Tuệ Linh |

Trước thông tin một số trường ở Hải Phòng cho học sinh có học lực yếu kém ở nhà trong thời gian tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát ngay để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém: "Cái tát" vào bệnh thành tích

Bích Hà |

“Giáo viên dạy giỏi thì phải dạy cho các em học sinh yếu kém, cớ sao lại yêu cầu các em yếu kém phải ở nhà để thi giáo viên giỏi?” – đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra trước sự việc học sinh yếu kém không được vào lớp vừa xảy ra tại Hải Phòng.

Hải Phòng: Giáo viên thi dạy giỏi, cấm học sinh kém không được vào lớp

Phạm Đông |

Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi TP.Hải Phòng cấp tiểu học, chỉ những học sinh khá giỏi mới được chỉ định đi học, còn lại một số học sinh học tập chưa tốt phải ở nhà. Sự việc diễn ra khiến nhiều phụ huynh bức xúc.