Nặng lòng tâm sự của thầy giáo 30 năm cắm bản, nơi học sinh chui nilon vượt suối đến trường

Nguyễn Hà |

Hơn 50 em nhỏ ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên mùa lũ phải chui túi nilon vượt suối tới trường khiến các thầy cô giáo không khỏi chạnh lòng.

Quê gốc ở Hà Nội nhưng thầy giáo Nguyễn Minh Quý đã rời thành phố lên học tập và theo nghiệp gõ đầu trẻ tại một vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Hiện thầy Quý đang là giáo viên trường Tiểu học số 1 Na Sang.

30 năm gắn bó với bản làng này, với những con đường đất đá lầy lội, quen với việc vượt sông vượt suối, vượt qua con đường cách 20km nhưng thầy phải mất tới nửa ngày để đến trường dạy con chữ. Nhắc đến việc học sinh của mình phải chui túi nilon vượt suối dữ tới trường, thầy Quý không khỏi chạnh lòng, xót xa.

Thầy Nguyễn Minh Quý tâm sự về những khó khăn khi cắm bản gieo chữ.
Thầy Nguyễn Minh Quý tâm sự về những khó khăn khi cắm bản gieo chữ.

Thầy giáo 30 cắm bản tâm sự, phải trực tiếp lên đây mới hiểu được sự vất vả của giáo viên cũng như của dân bản và các đồng chí biên phòng. Mùa mưa lũ ở đây khiến mọi sinh hoạt trở nên khó khăn hơn rất nhiều, trường cách xa trung tâm đến 20 cây số, đi lại cũng phải mất tới 4-5 tiếng đồng hồ, bởi vậy dù có muốn buôn bán, làm việc gì đi lại cũng rất khó khăn.

Đường sá lầy lội, đi lại khó khăn nên việc hỏng xe dường như trở thành chuyện cơm bữa.
Đường sá lầy lội, đi lại khó khăn nên việc hỏng xe dường như trở thành chuyện cơm bữa.

Thầy cô giáo 1 tuần chỉ đi lại 2 lần nhưng dân bản và các cháu học sinh đi lại vất vả nên ảnh hưởng đến việc dạy dỗ của các thầy cô giáo.

Điểm trường ở bản có những em ở cách xa gần 4 cây số, còn nếu học ở trường trung tâm thì xa đến gần 20 cây số. Mùa khô thì đi lại mất khoảng 1 tiếng, còn mùa mưa phải đi 4-5 tiếng mới tới nơi bởi đoạn đường tới trường phải đi qua các con suối, qua bùn lầy, cầu cống, đường đi rất dốc và trơn.

Hình ảnh các em học sinh chui nilon tớ trường khiến các thầy cô không khỏi chạnh lòng.
Hình ảnh các em học sinh chui nilon tới trường khiến các thầy cô không khỏi chạnh lòng.

“Tuần trước nữa, mưa lớn làm trôi mất bè tự làm nên chúng tôi phải nhờ dân bản khiêng xe qua suối. Các cháu bé quá phải nhờ những người biết bơi lội đưa qua sông suối tới trường.

Không những thầy cô giáo mà cả dân bản cũng vô cùng lo lắng vì các cháu bên kia suối không có gì để ăn, không có chỗ nào để trú chân nên dân bản mới phải nhờ những người biết bơi lội để giúp đưa các cháu về, nếu không để các cháu bên kia thì chết đói mất. Người dân ở đấy quen với việc phải chui vào túi bóng rồi” – thầy Quý tâm sự.

Mùa mưa lũ, những con suối trở nên hung dữ.
Mùa mưa lũ, những con suối trở nên hung dữ.

Cũng theo thầy Quý, vì đường sá đi lại khó khăn, điện thì không có nên cuộc sống cũng rất thiếu thốn. “Mùa này còn đỡ chứ đến mùa khô là thiếu nước sinh hoạt, có khi phải uống bằng nước vo gạo, nhiều đoàn từ thiện còn không dám uống nước nữa. Thức ăn tươi chỉ đủ cho 2-3 ngày, sau đó phải ăn đồ khô, đồ ăn thiếu thốn là vậy nhưng nhiều khi thương các em đói, thầy cô lấy cơm cho các em ăn, đôi khi là nấu gói mì tôm cho các em” – thầy Quý chạnh lòng.

Dù vất vả, khó khăn, nhưng các thầy cô giáo luôn được bà con trong bản thương yêu, quý mến. Đó là động lực để các thầy cô quên đi mọi khó khăn cố gắng bám bản gieo chữ cho con trẻ.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Học sinh phải chui túi nilon đến trường, lãnh đạo địa phương nói gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Chui túi nilon đến trường nguy hiểm nhưng chưa có cách khác, đó là tình trạng của hơn 50 em nhỏ ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hàng ngày, các em phải chui túi nilon để vượt suối mùa lũ trên con đường tới trường.

Lễ khai giảng đặc biệt của các em học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn

Văn Thắng - Hà Phương |

Sáng 5.9, ngôi trường đặc biệt PTCS Xã Đàn đã tổ chức khai giảng năm học mới trong không khí phấn khởi, đông vui.

Xúc động hình ảnh hàng trăm học sinh miền núi đội mưa khai giảng bên bờ suối

HUYÊN NGUYỄN |

Sáng 5.9, khoảng 600 học sinh ở điểm trường Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã dự lễ khai giảng bên bờ suối, dưới trời mưa nhỏ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Học sinh phải chui túi nilon đến trường, lãnh đạo địa phương nói gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Chui túi nilon đến trường nguy hiểm nhưng chưa có cách khác, đó là tình trạng của hơn 50 em nhỏ ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hàng ngày, các em phải chui túi nilon để vượt suối mùa lũ trên con đường tới trường.

Lễ khai giảng đặc biệt của các em học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn

Văn Thắng - Hà Phương |

Sáng 5.9, ngôi trường đặc biệt PTCS Xã Đàn đã tổ chức khai giảng năm học mới trong không khí phấn khởi, đông vui.

Xúc động hình ảnh hàng trăm học sinh miền núi đội mưa khai giảng bên bờ suối

HUYÊN NGUYỄN |

Sáng 5.9, khoảng 600 học sinh ở điểm trường Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã dự lễ khai giảng bên bờ suối, dưới trời mưa nhỏ.