Nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh: Nỗi đau của trường sư phạm

Đặng Chung - Anh Phú |

Mùa tuyển sinh 2018, dù điểm đầu vào đã khởi sắc, nhưng ngành sư phạm vẫn chưa thoát cảnh “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Nhiều trường không tuyển được sinh viên dù đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ.

Cá biệt, có trường nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh vì cả ngành có duy nhất một học sinh đăng ký.

GS-TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam gọi đây là nỗi đau, chuyện “cười ra nước mắt” của ngành sư phạm.

“Trải thảm” vẫn không tuyển được thí sinh

Thời gian qua, trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào ngành sư phạm, quyết tâm tuyển được những thí sinh ưu tú nhất để đào tạo làm giáo viên, thì các phương tiện truyền thông cũng đăng tải câu chuyện buồn ở các trường sư phạm địa phương.

Tại Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), dù tuyển sinh theo đơn đặt hàng của tỉnh, với những đãi ngộ về cơ hội việc làm, nhưng đến thời điểm hiện tại ngành sư phạm chất lượng cao của trường mới tuyển được 20 sinh viên. Trong đó ngành Lịch Sử 13 em, Ngữ Văn: 6, Toán: 1, ngành Vật Lý chưa tuyển được sinh viên nào.

Việc tuyển sinh của Trường Đại học Hồng Đức gặp khó khăn có yếu tố của việc trường đưa ra điều kiện tuyển sinh cao, thí sinh phải được từ 24 điểm trở lên mới có cơ hội trúng tuyển. Trong khi đề thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá là khó, không nhiều thí sinh đạt được mức điểm này.

Hiện nhà trường đang tiếp tục đợt tuyển sinh bổ sung và phương châm của trường là: “Dù có một thí sinh trúng tuyển, trường vẫn mở lớp để dạy”.

Trường nâng điểm chuẩn... vì bị thí sinh thờ ơ

Cũng giống như Đại học Hồng Đức, tình hình tuyển sinh năm 2018 của Cao đẳng Sư phạm Gia Lai diễn ra khá “èo uột”, bị thí sinh thờ ơ. Năm nay, ngành sư phạm Ngữ văn của trường có duy nhất một thí sinh đăng ký.

Tuy nhiên, không lựa chọn cách làm như trường ở Thanh Hóa, trường sư phạm ở Gia Lai đã nâng điểm chuẩn lên mức cao chót vót để loại thí sinh duy nhất đăng ký và trúng tuyển này, dù em đạt 22,5 điểm.

 
Ngành sư phạm Ngữ văn của Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có duy nhất 1 thí sinh đăng ký, khiến trường phải nâng điểm chuẩn lên cao để đánh trượt thí sinh này. 

Lý do được nhà trường đưa ra là: Nếu chỉ có một thí sinh trúng tuyển việc dạy và học không thể diễn ra, vì không thể mở lớp, bố trí giáo viên giảng dạy.

Do đó, nhà trường buộc phải đưa ra mức điểm chuẩn tuyển sinh là 23 điểm để đánh trượt thí sinh này. Đây là việc “bất đắc dĩ”, là cách để nhà trường tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội nộp hồ sơ vào trường khác theo sở thích và nguyện vọng của em.

Thực trạng buồn của ngành sư phạm

Đánh giá về tình hình tuyển sinh của trường sư phạm năm nay, GS-TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng mục tiêu thu hút người giỏi vào ngành sư phạm vẫn chưa thành công. Việc này liên quan đến nhiều yếu tố từ chính sách đãi ngộ chưa tốt, cơ hội việc làm sau khi ra trường chưa nhiều, cũng như những áp lực của nghề giáo… khiến thí sinh “sợ” đầu quân vào trường sư phạm.

Cũng theo GS Phạm Tất Dong, dù thực trạng tuyển sinh của các trường sư phạm ở địa phương có ảm đạm, có buồn thế nào, thì việc nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh là việc làm khó chấp nhận. Đây là cách ứng xử thiếu nhân văn.

“Xét về khía cạnh ứng xử trong môi trường sư phạm, tôi không đồng tình với cách xử lý Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Để được 22,5 điểm trong kỳ thi năm nay không hề dễ dàng. Về cơ bản, lỗi không phải do thí sinh. Tại sao, trường không giới thiệu em đó đến những ngôi trường cũng trong ngành sư phạm để em ấy có cơ hội theo đuổi sở thích và đam mê của mình mà lại đánh trượt nguyện vọng của em như vậy?”- GS Phạm Tất Dong đặt câu hỏi.

Cũng liên quan đến sự việc trường nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang yêu cầu Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai báo cáo giải trình.

Quan điểm của Bộ GDĐT là việc xác định điểm chuẩn phải căn cứ vào chỉ tiêu và xét từ trên xuống đến khi hết chỉ tiêu thì ra điểm chuẩn. Nếu không tuyển đủ đợt một, trường có thể tuyển bổ sung. Việc nhà trường tự ý nâng điểm chuẩn lên quá cao để cố tình đánh trượt thí sinh đã vi phạm nguyên tắc xét tuyển.

Đặng Chung - Anh Phú
TIN LIÊN QUAN

Một lớp học vùng "rốn lũ" Hà Tĩnh có 34/34 học sinh đỗ đại học các trường top đầu

Nguyễn Hà |

Đến từ vùng “rốn lũ” Hà Tĩnh với điều kiện khó khăn, thế nhưng 34/34 em học sinh lớp 12A1 của trường THPT Cù Huy Cận đã xuất sắc đỗ vào các trường đại học top đầu trên cả nước.

Chương trình sư phạm chất lượng cao của Thanh Hóa: 1 sinh viên vẫn mở lớp

Nguyễn Hà |

Dù chỉ có 1 sinh viên, trường Đại học Hồng Đức vẫn sẽ mở lớp để đào tạo, thực hiện đúng tinh thần của đề án đào tạo ngành sư phạm chất lượng cao.

Nâng điểm chuẩn để "đánh trượt” 1 thí sinh: Cao đẳng Sư phạm Gia Lai vi phạm quy chế xét tuyển

HUYÊN NGUYỄN - ĐÌNH VĂN |

Ông Trần Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng: Dù có 1, 2 thí sinh đăng ký vào ngành thì nhà trường phải có giải pháp tuyển thêm các đợt sau để không vi phạm quy chế xét tuyển.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Một lớp học vùng "rốn lũ" Hà Tĩnh có 34/34 học sinh đỗ đại học các trường top đầu

Nguyễn Hà |

Đến từ vùng “rốn lũ” Hà Tĩnh với điều kiện khó khăn, thế nhưng 34/34 em học sinh lớp 12A1 của trường THPT Cù Huy Cận đã xuất sắc đỗ vào các trường đại học top đầu trên cả nước.

Chương trình sư phạm chất lượng cao của Thanh Hóa: 1 sinh viên vẫn mở lớp

Nguyễn Hà |

Dù chỉ có 1 sinh viên, trường Đại học Hồng Đức vẫn sẽ mở lớp để đào tạo, thực hiện đúng tinh thần của đề án đào tạo ngành sư phạm chất lượng cao.

Nâng điểm chuẩn để "đánh trượt” 1 thí sinh: Cao đẳng Sư phạm Gia Lai vi phạm quy chế xét tuyển

HUYÊN NGUYỄN - ĐÌNH VĂN |

Ông Trần Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng: Dù có 1, 2 thí sinh đăng ký vào ngành thì nhà trường phải có giải pháp tuyển thêm các đợt sau để không vi phạm quy chế xét tuyển.