Nam sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường vì là LGBT

Tường Vân |

"Em bị cô lập, miệt thị, bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần. Quãng thời gian đó là nỗi ám ảnh, là khoảng trống mà em không bao giờ muốn nhắc lại" - lời bộc bạch của 1 nạn nhân từng bị bạo lực học đường vì giới tính của mình.

Nhiều năm bị bạo lực về thể xác và tinh thần

N.V.H, 18 tuổi, từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Suốt quãng thời gian từ lớp 1 đến lớp 12, H bị cô lập và miệt thị vì giới tính của mình.

Không chỉ bị bạo hành về mặt tinh thần, H thường xuyên phải chịu tổn thương thể chất do bạn học gây nên. Em gần như không dám thể hiện mình và xa lánh dần bạn bè, thầy cô.

"Lớp 4, lớp 5 là đỉnh điểm của việc bị bắt nạt. Em bị các bạn lột đồ, xé sách vở, bị mắng chửi bằng những từ ngữ miệt thị vô cùng xấu xa" - H xót xa kể về quãng thời gian được xem là đen tối nhất của cuộc đời mình.

Bạo lực học đường luôn là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận. Đồ hoạ: Vân Trang
Đồ hoạ: Vân Trang

Sợ hãi, ám ảnh tâm lí, H chỉ biết âm thầm chịu đựng. Cho đến 1 lần, khi mẹ em phát hiện cặp sách của con trai bị cắt nham nhở, gặng hỏi mới biết em bị bạn bè bắt nạt.

"Mẹ em đã ngay lập tức báo cô chủ nhiệm, nhưng chính cô giáo khi ấy lại trách móc, phê bình em trước lớp, cho rằng vì em không hoà đồng với bạn bè nên mới bị bắt nạt. Sau đó, tần suất em bị bạn bắt nạt càng dày đặc hơn" - H kể lại.

Lên cấp 2, cấp 3, tình trạng này vẫn tiếp diễn, thậm chí, em phải chuyển trường vì không chịu được những trận bạo hành, những lời miệt thị, xúc phạm của bạn bè.

Trong suốt quãng thời gian học tập ở bậc phổ thông, dù luôn có gia đình ở bên động viên, nhưng H vẫn bị ám ảnh bởi ánh mắt kỳ thị của các bạn cho đến khi lên đại học.

"Em có ước mơ trở thành giáo viên Ngữ văn và may mắn, em đã thi đỗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ở môi trường mới này, bạn bè, thầy cô rất thân thiện, lịch sự và em đã thoải mái hơn nhiều. Dù vậy, quãng thời gian trong quá khứ luôn là điều ám ảnh với em" - H nói.

Cần hành động, thay vì lời nói suông

Trường hợp của H chỉ là một trong số rất nhiều các vụ bạo lực học đường diễn ra. Điều đáng nói, vấn nạn bạo lực học đường đã không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Cứ sau mỗi vụ bạo lực, câu chuyện trách nhiệm và giải pháp lại liên tục được đề cập nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể và hiệu quả.

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam bày tỏ sự lo lắng khi thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ bạo hành trong môi trường giáo dục, cũng như giữa các nhóm học sinh với nhau, gây nhức nhối dư luận.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, ngăn chặn bạo lực học đường là điều cần thiết trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ có khối trường tư thục mới có đủ nguồn nhân lực để thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường. Khối trường công không có biên chế, thiếu nguồn lực và gần như không có người thường trực để thực hiện nhiệm vụ này.

"Chúng ta nặng về kêu gọi, răn đe, quy trách nhiệm. Điều này là cần thiết nhưng không giải quyết triệt để được vấn đề bạo lực học đường.

Thay vào đó, phải giải quyết bằng cách giáo dục kĩ năng, giá trị sống cho học sinh. Đôi khi làm 1,2 lần không đủ mà cần làm thường xuyên" - TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Là nạn nhân của bạo lực học đường trong thời gian dài, đến hiện tại, dù đã là sinh viên đại học, nhưng những kí ức đó vẫn luôn là nỗi ám ảnh với H.

"Em chỉ muốn mọi người hãy suy nghĩ, hành động tích cực hơn. Bạo lực học đường đã xảy ra từ rất lâu và nếu chỉ nói là mong muốn suông thì không giải quyết được vấn đề. Không ai muốn nhắc về quá khứ đau buồn và em cũng vậy.

Vấn nạn bạo lực học đường là thực tế đáng buồn đang tồn tại trong nền giáo dục nước ta. Em hy vọng, mình sẽ trở thành 1 giáo viên trong tương lai. Ngoài truyền đạt kiến thức, em còn muốn mình góp phần sức bé nhỏ của mình, nuôi dưỡng nhận thức của học sinh để môi trường giáo dục ngày càng tốt đẹp hơn" - H bày tỏ nguyện vọng. 

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, làm sao để ngăn chặn?

Tường Vân |

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt vụ học sinh bạo hành, đánh đập nhau với nhiều mức độ gây xôn xao dư luận. Đáng lo ngại, tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội bị nhóm bạn cùng khối đánh hội đồng đến chấn thương

Tường Vân - Bích Hà |

Do mâu thuẫn cá nhân, một nhóm 3 học sinh lớp 7, Trường THCS Phú Cường, Hà Đông, Hà Nội đã hành hung, đánh đập 1 bạn nữ cùng khối.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, làm sao để ngăn chặn?

Tường Vân |

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt vụ học sinh bạo hành, đánh đập nhau với nhiều mức độ gây xôn xao dư luận. Đáng lo ngại, tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội bị nhóm bạn cùng khối đánh hội đồng đến chấn thương

Tường Vân - Bích Hà |

Do mâu thuẫn cá nhân, một nhóm 3 học sinh lớp 7, Trường THCS Phú Cường, Hà Đông, Hà Nội đã hành hung, đánh đập 1 bạn nữ cùng khối.