Nam sinh tự dựng “lớp học dã chiến” để bắt sóng học online

LÊ TUYẾT |

Câu chuyện của Quang Thái Hà – học sinh lớp 10A10, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (tỉnh Thái Nguyên) dựng lán bên sườn núi bắt sóng 3G để học online mùa dịch đã lan tỏa tinh thần vượt khó trong học tập khiến nhiều người cảm phục.

Nhà của Quang Thái Hà ở xã Diễn Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Từ Tết đến nay, do dịch COVID-19 kéo dài khiến em không thể đến trường mà phải học online tại nhà. Song nhà ở trong vùng núi, nơi còn chưa có mạng lưới điện quốc gia nên việc học online không hề dễ dàng đối với nam sinh này.

Ảnh 1: Thái Hà đang học online trên “lớp học dã chiến” do chính mình dựng. Ảnh: NVCC
Thái Hà đang học online trên “lớp học dã chiến” do chính mình dựng. Ảnh: NVCC

Phóng viên báo Lao Động liên lạc với Hà vào buổi sáng, khi em vừa kết thúc tiết học thứ 2. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi, Hà là một cậu bé ngoan ngoãn, lễ phép và rất hoạt ngôn.

“Hôm nay, chị gọi đúng lúc em đang trên lán nên mạng ổn định. Chứ hôm bữa có người gọi, em đang ở bản nên mạng yếu lắm chị ơi. Có mạng 2G mà lúc được lúc không chị ạ”, Hà chia sẻ.

Theo dự định, Hà sẽ quay lại trường học sau dịp nghỉ Tết nhưng do dịch bệnh COVID-19 nên em vẫn ở nhà.

“Ở nhà em có thể giúp được nhiều công việc cho bố mẹ, nhưng chỗ em không có sóng điện thoại nên việc học online gặp khó khăn. May mắn qua một lần đi chăn bò em phát hện được sóng mạng 3G ở bên sườn núi, em đã quyết định tự mình lập lán tiện cho việc học.”

Ảnh 2: Hình ảnh chiếc lán sau khi đã hoàn thành. Ảnh: NVCC
Hình ảnh chiếc lán sau khi đã hoàn thành. Ảnh: NVCC

Được biết, việc dựng lán của Hà bắt đầu từ ngày 6.4, một mình tự tìm tre, nứa, lá cọ để dựng. Mất một ngày để em làm xong “lớp học dã chiến” của mình.

“Em chọn địa điểm lập lán ở  sườn đồi, như vậy trâu, bò không thể phá được ạ. Từ nhà đi bộ đến nơi học mất khoảng 10 phút và em còn phải leo đồi thêm một đoạn nữa. Nhiều hôm mưa đường bẩn và trơn, lên đến nơi người em toàn đất”, Hà chia sẻ.

Ảnh 3: Ngoài thời gian học, Hà còn phụ giúp bố mẹ công việc gia đình. Ảnh: NVCC
Ngoài thời gian học, Hà còn phụ giúp bố mẹ một số công việc gia đình. Ảnh: NVCC

7h00 mỗi sáng, Hà đã có mặt tại lán để chuẩn bị cho buổi học của mình. Mỗi tuần em học 7 buổi, có ngày em về đến nhà rất muộn.

“Có những hôm em chỉ học 1 -2 tiết nhưng em không về sớm mà tranh thủ ở lại bắt mạng để làm các bài tập mà thầy cô gửi. Khi đã lên đến lán em sẽ cố gắng tận dụng hết mọi thời gian không thể để lãng phí, có hôm hơn 12h trưa em mới trở về nhà”, Hà tâm sự.

Hà là con cả trong gia đình có 2 người con. Bố mẹ Hà làm nông nghiệp để nuôi con ăn học. Mỗi khi không có tiết học em thường xuyên giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà và đồng ruộng.

“Em hy vọng dịch nhanh chóng kết thúc để em có thể trở lại trường học, chứ học online trên lán như mấy hôm nay trời âm u, mưa lạnh lắm ạ”. Hà chia sẻ thêm.

Được biết, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc có rất nhiều em học sinh ở vùng sâu vùng xa, thuộc các dân tộc ít người (dưới 1000 người) nên điều kiện sống còn vô cùng khó khăn, việc triển khai học online cũng hạn chế. Tuy nhiên, sau thời gian vận động của nhà trường, hiện số học sinh tham gia lớp học đạt khoảng 90%. Đối với những học sinh không thể học online được nhà trường sẽ có kế hoạch dạy bù khi hết dịch. Luôn nêu cao tinh thần “ Tạm dừng đến trường – Không dừng việc học”.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Thầy hiệu trưởng viết thư tay chia sẻ những khó khăn của dạy học online

Bích Hà |

TS Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Hội đã viết bức thư tay dài 14 trang để động viên giảng viên, sinh viên trong trường vượt qua những khó khăn khi tiến hành dạy học online.

Nam sinh dựng lán trên núi “bắt sóng” học online được Bộ trưởng GDĐT khen

Bích Hà |

Để có thể tham dự đầy đủ các lớp học online do nhà trường tổ chức, nam sinh Lầu Mí Xá (sinh viên năm thứ 3, Lớp Quản lý công K18, Học viện Hành chính Quốc gia) đã tự tay dựng lán bên sườn núi “bắt sóng” để học.

Dạy học online: “Cô ơi, con bị văng ra rồi”

Bích Hà |

Bắt đầu từ 6.4, nhiều trường công lập ở Hà Nội triển khai việc dạy học online cho học sinh, để phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% trường học trên địa bàn thủ đô tổ chức dạy học trực tuyến. Trong những buổi học đầu tiên này, nhiều tình huống đã phát sinh, khiến cả giáo viên, phụ huynh đều lúng túng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thầy hiệu trưởng viết thư tay chia sẻ những khó khăn của dạy học online

Bích Hà |

TS Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Hội đã viết bức thư tay dài 14 trang để động viên giảng viên, sinh viên trong trường vượt qua những khó khăn khi tiến hành dạy học online.

Nam sinh dựng lán trên núi “bắt sóng” học online được Bộ trưởng GDĐT khen

Bích Hà |

Để có thể tham dự đầy đủ các lớp học online do nhà trường tổ chức, nam sinh Lầu Mí Xá (sinh viên năm thứ 3, Lớp Quản lý công K18, Học viện Hành chính Quốc gia) đã tự tay dựng lán bên sườn núi “bắt sóng” để học.

Dạy học online: “Cô ơi, con bị văng ra rồi”

Bích Hà |

Bắt đầu từ 6.4, nhiều trường công lập ở Hà Nội triển khai việc dạy học online cho học sinh, để phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% trường học trên địa bàn thủ đô tổ chức dạy học trực tuyến. Trong những buổi học đầu tiên này, nhiều tình huống đã phát sinh, khiến cả giáo viên, phụ huynh đều lúng túng.