Nam sinh lớp 10 tự tử: Bệnh “sĩ” của bố mẹ đẩy con mình vào bi kịch

Thảo Anh |

Sự việc nam sinh tự tử chỉ là giọt nước tràn ly cho vấn đề áp lực của học sinh từ phía gia đình và cả nhà trường âm ỉ từ trước đến nay. Một người ra đi nhưng là tiếng kêu cứu cảnh tỉnh của cả thế hệ?

Mới đây, một nam sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến (TPHCM) đã tự tử, để lại một thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập; điểm số và hơn hết là mong đợi từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối. Em nhất quyết gieo mình mặc sự can ngăn. Có lẽ trước lúc quyết định ra đi, em đã dằn vặt, dày vò và kêu cứu trong vô vọng.

Trước đó, chắc hẳn nhiều người vẫn ám ảnh về câu chuyện của nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, Bình Phước) tự tử, để lại 5 lá thư tuyệt mệnh. Trong thư, Trang viết: “Tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nổi nữa rồi... Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt.... Hết rồi, tất cả kết thúc rồi. Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường Công an hay Y cho bố mẹ vui lòng, nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả. Con không thể hoàn thành nó được...”.

Một người mẹ đã cùng con chiến đấu trường kì với căn bệnh trầm cảm tâm sự với tôi trong nước mắt rằng, suốt mấy tháng trời ròng rã, trong nhật kí của cháu lặp đi lặp lại một dòng chữ bất lực và xót xa đến nghẹn đắng: “Mẹ ơi con mệt quá rồi!”. Chị kể rằng chị muốn cháu luôn dẫn đầu và cháu nghe theo, cháu học, khóc và “thiếp” đi trên những kì vọng của chị suốt những ngày dài đằng đẵng.

Rồi đây sẽ có bao nhiêu tiếng kêu cứu nữa?

Kì vọng của ba mẹ vừa phải thì là bàn đạp, quá giới hạn sẽ thành vật cản đường. Sẽ còn bao nhiêu học sinh hồi hộp khi “lên thớt”, căng thẳng khi công bố bảng xếp hạng, các danh hiệu, các thứ bậc. Ai sẽ hạng gì? Ai sẽ được vinh danh? Ai sẽ lủi thủi ê chề? Mạng xã hội ngay sau đó sẽ nô nức ảnh bằng khen giấy khen của các bậc phụ huynh “khoe” con và khuất lấp là những tiếng thở dài “nhìn con họ ngán con mình”.

Chính cái bệnh “sĩ” của bố mẹ đã đẩy con em mình vào vô số bi kịch. Có thể là một đôi mắt thâm quầng với cặp kính cận dày cộm mãi cắm cúi vào trang sách. Có thể là sự nơm nớp lo sợ, hốt hoảng đến tột cùng ngày báo điểm thi. Và cũng có thể là tìm đến cái chết, tìm một lối thoát sau bao ngày dằn vặt vì không thực hiện được kì vọng, mong ước của bố mẹ.

Khoe là bản năng của con người, nhưng đừng để khoe trở thành căn bệnh nan y của bố mẹ. Những áp lực vô hình sẽ đè lên vai con trẻ và nỗi đau sẽ day dứt mãi…

Hãy để con được “chở” ước mơ của riêng con, đừng bắt con “gánh” thêm ước mơ của bất kì ai khác! Hãy để con sống cuộc đời của con!

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Bản cáo trạng “truy tố” người lớn!

LÊ THANH PHONG |

Trước khi nam sinh ở trường Nguyễn Khuyến (TPHCM) nhảy lầu tự tử, cháu để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối.

Vụ học sinh tự tử: Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm

Hạ Nhiên |

Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trước thông tin một học sinh lớp 10 (Quận Tân Bình, TPHCM) nhảy lầu tự tử vì áp lực học tập.

Xin quý vị hãy cho phép con mình được học dốt!

Hoàng Lâm |

Trước khi gieo mình tự tử, cậu học trò ấy có để lại thư tuyệt mệnh rằng mình tìm đến cái chết là do áp lực trong học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn để được học lớp đứng đầu khối 10 trường Nguyễn Khuyến - TPHCM.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bản cáo trạng “truy tố” người lớn!

LÊ THANH PHONG |

Trước khi nam sinh ở trường Nguyễn Khuyến (TPHCM) nhảy lầu tự tử, cháu để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối.

Vụ học sinh tự tử: Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm

Hạ Nhiên |

Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trước thông tin một học sinh lớp 10 (Quận Tân Bình, TPHCM) nhảy lầu tự tử vì áp lực học tập.

Xin quý vị hãy cho phép con mình được học dốt!

Hoàng Lâm |

Trước khi gieo mình tự tử, cậu học trò ấy có để lại thư tuyệt mệnh rằng mình tìm đến cái chết là do áp lực trong học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn để được học lớp đứng đầu khối 10 trường Nguyễn Khuyến - TPHCM.