Năm học mới, giáo viên mong sống được bằng lương

Đặng Chung |

Năm học 2020-2021 vừa bắt đầu, đặt dấu mốc quan trọng cho chặng đường đổi mới giáo dục. Trên chặng đường này, giáo viên được coi là khâu then chốt, đóng vai trò quyết định thành công của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Nhưng cũng ngay đầu năm học mới, đã có giáo viên phải viết đơn xin nghỉ việc với lý do... “lương không đủ sống”.

Kỳ vọng nhiều, nhưng lương chưa tương xứng

Sau 16 năm công tác trong ngành Giáo dục, cô Phạm Thị Báu (công tác tại Trường Tiểu học Cẩm Dương, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Gắn bó với bảng đen, phấn trắng bấy nhiêu năm, không dễ để đưa ra quyết định này, nhưng theo cô Báu, với đồng lương 8 triệu/tháng, cô đã cố co kéo, nhưng vẫn không thể lo được cho mình và gia đình, chứ chẳng dám mơ đến việc làm giàu. Sau những đắn đo, ngày 28.8, trước thềm năm học mới, cô viết đơn xin nghỉ việc và đã được Hiệu trưởng, đại diện công đoàn nhà trường ký xác nhận.

Trong lá đơn, cô giáo Phạm Thị Báu viết lý do xin nghỉ việc của mình là: “Thu nhập từ công việc dạy học không đảm bảo được nhu cầu cuộc sống hằng ngày của gia đình tôi nên tôi viết đơn này xin nghỉ việc để chuyển sang công việc mới”.

Nói về đơn xin nghỉ của cô Phạm Thị Báu, ông Lê Xuân Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên) - xác nhận sự việc và cho biết đã làm tờ trình gửi lên Phòng Giáo dục để có hướng giải quyết.

Trước đó, cũng có không ít giáo viên phải từ bỏ công việc - đã từng là niềm đam mê, là ước mơ theo đuổi - để tìm hướng đi mới. Lương thấp, mòn mỏi chờ đợi vào biên chế, áp lực công việc, kỳ vọng quá nhiều nhưng đồng lương chưa tương xứng... rất nhiều lý do khiến thầy cô đưa ra quyết định bỏ nghề.

Hay tại Thái Nguyên, nhiều huyện rơi vào tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học. Lý do khó thu hút đội ngũ được một lãnh đạo Sở GDĐT Thái Nguyên lý giải là “lương giáo viên vừa vào nghề hiện nay không bằng lương công nhân, trong khi áp lực hơn, vất vả hơn”.

N.T.H.T (giáo viên mầm non tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên) vào nghề được hơn 5 năm, tính cả lương và phụ cấp, hiện mỗi tháng cô T nhận về gần 5 triệu đồng. Dù chưa có gia đình, nhưng co kéo mãi trong một tháng với số tiền đó vẫn không đủ chi tiêu cá nhân, tiền học phí, tiền đi lại vào mỗi dịp cuối tuần để về Hà Nội học liên thông lên đại học.

Không ít lần cô T muốn bỏ nghề, nhưng vì thương mẹ (mẹ cô T cũng là một nhà giáo và mong con gái theo nghề mẹ để ổn định), nên cô lại gắng. “Không biết các thầy cô trường khác thế nào, chứ ở trường tôi, phần lớn giáo viên đều cắm sổ lương ở ngân hàng. Người vay tiền đi học để nâng cao bằng cấp, sửa sang nhà cửa cũng vay, con ốm đau thì đều phải nhờ đến “ngân hàng tài trợ” rồi sau này “bóp miệng” trả dần. Lý do là bởi, khó có ai sống dư dả được bằng lương, hay có đồng tiết kiệm để phòng lúc”- cô T chia sẻ.

Từng nhiều năm giảng dạy ngành Giáo dục tiểu học trong trường Sư phạm, PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) chia sẻ đã nhiều lần bật khóc khi nghe những tâm sự của các cựu sinh viên, về vấn đề lương thấp, không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. “Lâu nay, lương giáo viên trả theo thâm niên. Giáo viên dạy tiểu học, dù tốt nghiệp cử nhân, hay thạc sĩ thì cũng bắt đầu hưởng lương trung cấp (1,86). Rất nhiều giáo viên tiểu học đã phải nuốt nước mắt làm nghề, hoặc không dám đi học cao hơn, vì sợ tốn kém” - cô Tuyết nói.

Sẽ khắc phục việc có bằng đại học hưởng lương trung cấp

Hiện nay, những quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên nằm trong thông tư liên tịch 20,21,22/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ.

Theo đó sẽ không trả lương theo trình độ đào tạo mà trả lương theo yêu cầu vị trí việc làm. Giáo viên tiểu học, mầm non hạng IV (từ 1,86 đến 4,06), hạng III (từ 2,1 đến 4,98), hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Giáo viên THCS hạng III (từ 2,1 đến 4,98), hạng II (từ 2,34 đến 4,98), hạng I (từ 4,0 đến 6,38); Giáo viên THPT hạng III (từ 2,34 đến 4,98), hạng II (từ 4,0 đến 6,38), hạng I (từ 4,4 đến 6,78).

Việc trả lương này bộc lộ nhiều bất cập như giáo viên có bằng đại học hoặc cao hơn nhưng dạy ở mầm non, tiểu học… thì chỉ được xếp lương ở hạng thấp nên mức lương khởi điểm rất thấp, hay việc chuyển xếp thăng hạng giáo viên cũng gặp nhiều bất cập về điều kiện, tiêu chuẩn...

Trong khi đó, hiện nay hầu hết giáo viên mầm non và tiểu học được đào tạo trình độ cao đẳng và đại học, tiến tới chuẩn hóa giáo viên theo Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1.7.2020.

Để động viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trước thềm đổi mới giáo dục, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) - cho biết, Bộ đã xây dựng và đang xin ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương cho giáo viên công lập ở các cấp học. Theo đó, bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung dành cho viên chức nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề.

Với cách tính này, lương của đội ngũ giáo viên mới vào nghề được nâng lên so với hiện nay. Thu nhập giáo viên được hưởng sẽ đúng theo tính chất phức tạp và đặc thù nghề nghiệp và khi đó chênh lệch giữa lương của giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm sẽ thu hẹp.

Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo

Tại thời điểm này, lương của nhà giáo vẫn áp dụng thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Chính sách tiền lương đối với nhà giáo là một chính sách đặc biệt quan trọng, tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống nhà giáo và gia đình. Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, tạo động lực cho nhà giáo yên tâm cống hiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần quan trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đổi mới giáo dục phổ thông.

Chính sách tiền lương ngành Giáo dục phải thể hiện được quan điểm của Đảng, Nhà nước nêu tại Hiến pháp và các Nghị quyết TW 2, Nghị quyết TW 29, Nghị quyết TW 27, Luật Giáo dục 2019. Theo đó, chính sách tiền lương mới sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù của công việc của nhà giáo.

Lương mới của nhà giáo (bao gồm lương và phụ cấp ưu đãi nghề) sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng, mặc dù trong xây dựng chính sách tiền lương mới, nhà giáo không có bảng lương riêng và phụ cấp thâm niên như hiện nay. Việc cải thiện về thu nhập của giáo viên qua lương chính là thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về ưu đãi, tôn vinh nhà giáo. Do đó, trả lương đúng là đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo

Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT)

Đảm bảo nhà giáo sống được bằng lương

TS Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho biết, trong các phương án giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và công đoàn ngành Giáo dục thống nhất với nhau là cho dù cải tiến ra sao thì thu nhập của giáo viên sẽ không thấp hơn quy định cũ. Trao đổi về vai trò trả lương giáo viên theo vị trí việc làm, ông Đức cho rằng, việc trả lương theo vị trí việc làm sẽ đánh giá được công sức của đội ngũ của thầy cô giáo. Từ đó, có tác động tích cực với các thầy cô, tránh tình trạng “sống lâu lên lão làng”. Đôi khi có những thầy cô giáo lao động vất vả nhưng tiền lương chưa tương xứng. Hơn nữa, căn cứ vào cống hiến của các thầy cô sẽ hưởng mức lương thoả đáng. “Chúng tôi mong muốn Nhà nước thay đổi chế độ tiền lương, căn cứ vào mức sống tối thiểu. Từ đó, đảm bảo nhà giáo sống được bằng lương” - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói. ANH THƯ

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đổi mới giáo dục và lương giáo viên “không đủ sống”

Linh Anh |

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục liệu có hoàn thành được sứ mệnh của mình nếu có thêm nhiều lá đơn xin nghỉ việc với lý do: lương giáo viên không đủ sống?

Bộ GDĐT: Không có chuyện lương giáo viên sẽ bị giảm

Đặng Chung |

Trao đổi xung quanh nội dung dự thảo các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với giáo viên mầm non, phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) phát ngôn: “Chính sách tiền lương mới của nhà giáo sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù của công việc và lương mới của nhà giáo sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng”.

Giáo dục 24/7: Thông tin mới nhất về bảng lương giáo viên THCS

Thảo Anh - Đức Thiện |

Bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm theo Luật Giáo dục mới; Thông tin mới về cách tính lương giáo viên THCS; Tỷ lệ 1 'chọi' 8 vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên... sẽ là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 29.6 của Báo Lao Động.

Lương giáo viên 11 triệu đồng/tháng: Mức thấp nhưng tiêu chuẩn quá cao

HUYÊN NGUYỄN |

Theo cách tính lương mới đang được Bộ GDĐT dự thảo, xin ý kiến, hệ số lương giáo viên cao nhất là 6,78 (tương đương gần 11 triệu đồng/tháng). Nhiều người cho rằng còn quá thấp, chưa tương xứng với công việc.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đổi mới giáo dục và lương giáo viên “không đủ sống”

Linh Anh |

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục liệu có hoàn thành được sứ mệnh của mình nếu có thêm nhiều lá đơn xin nghỉ việc với lý do: lương giáo viên không đủ sống?

Bộ GDĐT: Không có chuyện lương giáo viên sẽ bị giảm

Đặng Chung |

Trao đổi xung quanh nội dung dự thảo các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với giáo viên mầm non, phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) phát ngôn: “Chính sách tiền lương mới của nhà giáo sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù của công việc và lương mới của nhà giáo sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng”.

Giáo dục 24/7: Thông tin mới nhất về bảng lương giáo viên THCS

Thảo Anh - Đức Thiện |

Bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm theo Luật Giáo dục mới; Thông tin mới về cách tính lương giáo viên THCS; Tỷ lệ 1 'chọi' 8 vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên... sẽ là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 29.6 của Báo Lao Động.

Lương giáo viên 11 triệu đồng/tháng: Mức thấp nhưng tiêu chuẩn quá cao

HUYÊN NGUYỄN |

Theo cách tính lương mới đang được Bộ GDĐT dự thảo, xin ý kiến, hệ số lương giáo viên cao nhất là 6,78 (tương đương gần 11 triệu đồng/tháng). Nhiều người cho rằng còn quá thấp, chưa tương xứng với công việc.