Một chương trình, nhiều SGK: Sách tư nhân có cơ hội cạnh tranh với sách do Bộ GDĐT chủ trì biên soạn?

HUYÊN NGUYỄN |

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa sách giáo khoa (SGK) do Bộ GDĐT chủ trì biên soạn với các SGK khác, Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.

Không để địa phương chọn sách cho “đẹp lòng'” Bộ GDĐT

Thưa ông Nguyễn Xuân Thành, những ngày qua, dư luận có những tranh luận liên quan tới việc “độc quyền” SGK, lo ngại Bộ GDĐT vẫn chủ trì việc biên soạn SGK dẫn tới các tỉnh sẽ chọn bộ SGK của Bộ để đảm bảo "an toàn" và "đẹp lòng" Bộ GDĐT. Bên cạnh đó, kinh phí nhà nước cấp để biên soạn SGK sẽ được Bộ GDĐT sử dụng như thế nào?

- Nghị quyết 88/2014/QH13 quy định: "Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn"; "Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội".

Thực hiện Nghị quyết 88, Bộ GDĐT chủ trì biên soạn một bộ SGK do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc tổ chức biên soạn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Trường hợp cần lựa chọn nhà xuất bản chủ trì biên soạn SGK thì việc lựa chọn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Từ nhiều năm nay, Bộ GDĐT đã giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục (CSGD) xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Đến nay, các CSGD đã xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường.

Cùng với đó, việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hoạt động dạy học hiện nay đã không còn quá lệ thuộc vào SGK. Vì vậy, sẽ không xảy ra tình trạng muốn "an toàn" hay làm "đẹp lòng" Bộ mà phải chọn SGK do Bộ chủ trì biên soạn. SGK nào có chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho việc dạy và học tích cực để phát triển năng lực sẽ có lợi thế, được đông đảo học sinh, giáo viên lựa chọn.

Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK do Bộ GDĐT chủ trì biên soạn với các SGK khác, Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.

Khi thực hiện một chương trình, nhiều SGK, Bộ GDĐT sẽ có những quy định nào để đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất bản, nhóm biên soạn?

- Thực hiện vai trò quản lí nhà nước về SGK giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.

Căn cứ thông tư này, các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện có quyền bình đẳng và cạnh tranh một cách lành mạnh trong việc biên soạn, đề nghị thẩm định SGK. Nếu được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đánh giá "đạt" sẽ được Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định phê duyệt, cho phép sử dụng. Bộ GDĐT tạo đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm công bằng, minh bạch, tất cả vì quyền lợi của học sinh.

Hiện nay, dự thảo các chương trình môn học đã được các hội đồng quốc gia thẩm định và thông qua. Bộ GDĐT đang thực hiện các thủ tục theo quy định để ban hành Thông tư về Chương trình giáo dục phổ thông. Sau khi ban hành Thông tư, Bộ sẽ ban hành tài liệu hướng dẫn biên soạn SGK. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu biên soạn SGK thực hiện việc biên soạn, đề nghị thẩm định SGK theo quy định của Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Mọi tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 33 đều có thể tổ chức biên soạn hoặc tham gia biên soạn SGK.

Cần chọn SGK theo nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh. Ảnh: Huyên Nguyễn
Cần chọn SGK theo nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh. Ảnh: Huyên Nguyễn

Cha mẹ, học sinh có quyền lựa chọn

Cơ chế chọn SGK được xây dựng như thế nào để đảm bảo mỗi cuốn sách được chọn thực sự vì người học chứ không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, thưa ông?

- Bộ GDĐT đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các CSGD phổ thông theo hướng giao quyền lựa chọn cho CSGD phổ thông theo nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh. Sẽ có quy định cụ thể trách nhiệm của sở GDĐT, phòng GDĐT, người đứng đầu CSGD phổ thông trong việc quản lí việc lựa chọn, sử dụng SGK; có chế tài xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của học sinh, cha mẹ học sinh. Làm tốt được việc này sẽ bảo đảm các SGK có chất lượng tốt sẽ được đông đảo học sinh lựa chọn.

Xin cám ơn ông!

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tin tức giáo dục 24h: Học sinh Trường Thực nghiệm bảo vệ GS Hồ Ngọc Đại; chi ngàn tỉ mua SGK rồi... bán đồng nát

Tú Anh |

Học sinh Trường Thực nghiệm lên tiếng bảo vệ GS Hồ Ngọc Đại; Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục “nóng” tại phiên họp Thường vụ Quốc hội; Mỗi năm chi ngàn tỉ mua SGK rồi bán đồng nát... là những tin giáo dục đáng chú ý 24h qua.

Thường vụ Quốc hội chất vấn: Mỗi năm chi ngàn tỉ mua SGK rồi... bán đồng nát

HUYÊN NGUYỄN |

Tính trung bình, mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỉ đồng mua sách giáo khoa (SGK) chỉ để làm bài tập luôn vào đó... Nội dung trên được nhiều đại biểu chất vấn tại phần thảo luận Luật Giáo dục (sửa đổi) sáng 12.9.

Phụ huynh "thiệt đơn, thiệt kép" vì thiếu minh bạch danh mục, giá bán SGK

Đặng Chung |

Việc không có danh mục sách giáo khoa (SGK) rõ ràng không chỉ gây khó khăn trong việc kê khai và minh bạch giá sách, mà còn gây thiệt hại đến túi tiền của người tiêu dùng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Tin tức giáo dục 24h: Học sinh Trường Thực nghiệm bảo vệ GS Hồ Ngọc Đại; chi ngàn tỉ mua SGK rồi... bán đồng nát

Tú Anh |

Học sinh Trường Thực nghiệm lên tiếng bảo vệ GS Hồ Ngọc Đại; Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục “nóng” tại phiên họp Thường vụ Quốc hội; Mỗi năm chi ngàn tỉ mua SGK rồi bán đồng nát... là những tin giáo dục đáng chú ý 24h qua.

Thường vụ Quốc hội chất vấn: Mỗi năm chi ngàn tỉ mua SGK rồi... bán đồng nát

HUYÊN NGUYỄN |

Tính trung bình, mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỉ đồng mua sách giáo khoa (SGK) chỉ để làm bài tập luôn vào đó... Nội dung trên được nhiều đại biểu chất vấn tại phần thảo luận Luật Giáo dục (sửa đổi) sáng 12.9.

Phụ huynh "thiệt đơn, thiệt kép" vì thiếu minh bạch danh mục, giá bán SGK

Đặng Chung |

Việc không có danh mục sách giáo khoa (SGK) rõ ràng không chỉ gây khó khăn trong việc kê khai và minh bạch giá sách, mà còn gây thiệt hại đến túi tiền của người tiêu dùng.