Một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa: Rối rắm khi đưa vào thực tế?

QUANG ĐẠI |

Theo Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa. Đây là chủ trương đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên đi vào thực tiễn còn không ít khó khăn.

Nghị quyết số 88 ngày 28.11.2014 của Quốc hội nêu: “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa (SGK) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn”.

Một chương trình - nhiều bộ SGK đã trở thành thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương đúng đắn nói trên khi đi vào thực tế sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn, vướng mắc này là nguyên nhân khiến chúng ta chậm thực hiện chủ trương một chương trình - nhiều SGK.

Trước hết, về phương diện biên soạn, thẩm định. Bộ GDĐT là cơ quan ban hành chương trình, đồng thời tổ chức biên soạn 1 bộ SGK. Và cũng chính Bộ GDĐT chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định SGK. Việc này dẫn đến lo ngại hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nên nhiều tổ chức, cá nhân khác không muốn tham gia biên soạn SGK, vì rất khó cạnh tranh.

Mặt khác, khi đã có nhiều bộ SGK đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định rồi, thì triển khai thế nào.

Nghị quyết số 88 quy định: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GDĐT”. Như vậy, sẽ có nhiều chủ thể tham gia quyết định lựa chọn SGK, vậy dựa vào đâu để quyết định? Trong một lớp, có một số học sinh-phụ huynh lựa chọn sách này, số khác lựa chọn sách kia, thì giải quyết như thế nào?

Trong một trường, nếu sử dụng nhiều SGK, việc tổ chức giảng dạy, quản lý chuyên môn sẽ trở nên rối rắm. Chẳng lẽ giáo viên lên lớp cùng một lúc sử dụng nhiều bộ SGK? Rồi đến khi thi cử, việc ra đề, xây dựng đáp án ra sao cũng hết sức nan giải.              

Để lựa chọn SGK, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh... rất mất thời gian, mệt mỏi và phải có trình độ, kinh nghiệm.

Nếu biên soạn, thông qua nhiều bộ SGK rồi mà không biết khai thác, sử dụng hiệu quả, thì sẽ tạo ra lãng phí.

Thiết nghĩ, Bộ GDĐT cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia về giáo dục và pháp lý, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh trước khi triển khai áp dụng nhiều bộ SGK.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tổng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ bằng 600m đường cao tốc Bắc Nam

Đặng Chung |

 “Tổng số tiền cho chương trình đổi mới sách giáo khoa (SGK) tính ra là 144 tỉ đồng, chỉ bằng 180m đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa và 600m đường cao tốc Bắc Nam mà thôi…", GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới nhấn mạnh

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát

T.Thế |

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách... rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Xuất bản, sử dụng sách giáo khoa còn bất hợp lý và lãng phí

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.9, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em và in ấn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tiếp tục được quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tổng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ bằng 600m đường cao tốc Bắc Nam

Đặng Chung |

 “Tổng số tiền cho chương trình đổi mới sách giáo khoa (SGK) tính ra là 144 tỉ đồng, chỉ bằng 180m đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa và 600m đường cao tốc Bắc Nam mà thôi…", GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới nhấn mạnh

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát

T.Thế |

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách... rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Xuất bản, sử dụng sách giáo khoa còn bất hợp lý và lãng phí

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.9, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em và in ấn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tiếp tục được quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn.