Lý do Sóc Sơn đột ngột thay đổi hình thức tuyển dụng giáo viên

Đặng Chung |

UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản đề xuất với Ban thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc thay đổi hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 từ thi tuyển sang xét tuyển.

Lý do đột ngột thay đổi hình thức tuyển dụng giáo viên, theo UBND huyện Sóc Sơn, ngày 11.7.2019, Ban Thường vụ huyện ủy đã có thông báo số 1007-TB/HU về công tác tuyển dụng giáo viên năm 2019. Thông báo nêu rõ là chọn hình thức thi tuyển với giáo viên hợp đồng trên địa bàn.

Tuy nhiên, sau khi thông báo triển khai, UBND huyện nhận được đơn tập thể của 256 giáo viên và tâm thư của nhiều nhà giáo viên hợp đồng đề nghị xem xét lại hình thức tuyển dụng, với các nội dung: Hầu hết số giáo viên hợp đồng không đủ khả năng đáp ứng với hình thức thi tuyển với nội dung thi trắc nghiệm trên máy tính môn ngoại ngữ và kiến thức chung, một số giáo viên do lường trước khả năng đã có ý kiến không tham gia thi tuyển dù đã đăng ký.

Trước tình hình trên, căn cứ kiến nghị của giáo viên, sau khi tham khảo ý kiến của Sở Nội vụ Hà Nội, các huyện có nhiều giáo viên hợp đồng, UBND huyện đề nghị Ban Thường vụ xem xét  chuyển đăng ký hình thức thi tuyển sang xét tuyển trong tuyển dụng viên chức năm 2019. Mục tiêu để tất cả thí sinh đăng ký có thể tham gia được tuyển dụng. Việc này vẫn đảm bảo theo quy định hiện hành, giải quyết nhu cầu bức thiết, nguyện vọng của giáo viên hợp đồng trong huyện.

 
Hàng trăm lá đơn đề nghị xét tuyển đặc cách vào viên chức với giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn đã được thầy cô gửi đi.

Trước đó, tại huyện Sóc Sơn, hàng trăm giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc khi phải bắt buộc tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên. Trong số các giáo viên hợp đồng, nhiều người có thâm niên dạy học 15-20 năm, có nhiều đóng góp, thành tích trong công việc. 4 tháng qua, hàng trăm giáo viên đã có đơn tập thể kiến nghị xin được xét đặc cách vì những đóng góp của họ trong ngành.

Vì việc này, UBND TP.Hà Nội đã xin ý kiến Bộ Nội vụ để được hướng dẫn xử lý. Bộ Nội vụ cũng đã có văn bản trả lời UBND TP Hà Nội có thẩm quyền xem xét tuyển dụng đối với toàn bộ giáo viên hợp đồng lâu năm. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Sóc Sơn vẫn khẳng định các giáo viên hợp đồng tại đây không đủ điều kiện để được xét đặc cách.

Theo ông Lê Hữu Mạnh - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Sóc Sơn – thời gian tới, trong trường hợp những giáo viên hợp đồng không đỗ kỳ thi viên chức, chắc chắn sẽ phải chấm dứt hợp đồng với các giáo viên này. Nếu thi tuyển xong vẫn thiếu giáo viên, căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, sẽ ký hợp đồng theo năm học với các giáo viên này, nhưng các quyền lợi khác sẽ không được như trước. Các giáo viên không tham gia thi cũng buộc phải chấm dứt hợp đồng nếu sau khi tổ chức thi tuyển, vị trí việc làm đã đủ cho những người trúng tuyển.

Không chỉ Sóc Sơn, nhiều địa bàn khác của Hà Nội cũng đang xảy ra việc tồn đọng các trường hợp giáo viên hợp đồng, có những người đã có thâm niên làm việc 15-20 năm. Thậm chí ở huyện Mỹ Đức, hàng trăm giáo viên hợp đồng còn không được đóng bảo hiểm xã hội, không có chế độ đãi ngộ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Trước thềm năm học mới, giáo viên Hà Nội hoang mang lo mất việc

Đặng Chung |

Năm học mới đã cận kề, nhưng hàng trăm giáo viên ở Hà Nội - trong đó nhiều người có trên dưới 20 năm cống hiến - đang lo lắng, mất ăn mất ngủ vì có nguy cơ bị đẩy khỏi bục giảng. Họ vẫn đang chờ đợi một quyết định nhân văn từ phía cơ quan chức năng, để không phải chua chát ví mình bị “vắt chanh bỏ vỏ”.

256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn lại thất vọng vì không được đặc cách

Đức Thành |

256 giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn (Hà Nội) đã bày tỏ sự thất vọng khi họ phải thi cùng các đối tượng có hồ sơ dự thi khác, mà không thuộc diện được xét tuyển đặc biệt.

256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc tiếp tục kêu cứu

Đặng Chung - Tô Thế |

Sau nửa tháng ròng rã đi gõ cửa các cơ quan chức năng, 256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn vẫn như “ngồi trên lửa” vì đối mặt với nguy cơ bị đẩy ra đường. Họ cho rằng cách giải quyết của cơ quan chức năng không công bằng và có phần nhẫn tâm với các giáo viên, khi phủ nhận toàn bộ cống hiến, hy sinh của họ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trước thềm năm học mới, giáo viên Hà Nội hoang mang lo mất việc

Đặng Chung |

Năm học mới đã cận kề, nhưng hàng trăm giáo viên ở Hà Nội - trong đó nhiều người có trên dưới 20 năm cống hiến - đang lo lắng, mất ăn mất ngủ vì có nguy cơ bị đẩy khỏi bục giảng. Họ vẫn đang chờ đợi một quyết định nhân văn từ phía cơ quan chức năng, để không phải chua chát ví mình bị “vắt chanh bỏ vỏ”.

256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn lại thất vọng vì không được đặc cách

Đức Thành |

256 giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn (Hà Nội) đã bày tỏ sự thất vọng khi họ phải thi cùng các đối tượng có hồ sơ dự thi khác, mà không thuộc diện được xét tuyển đặc biệt.

256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc tiếp tục kêu cứu

Đặng Chung - Tô Thế |

Sau nửa tháng ròng rã đi gõ cửa các cơ quan chức năng, 256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn vẫn như “ngồi trên lửa” vì đối mặt với nguy cơ bị đẩy ra đường. Họ cho rằng cách giải quyết của cơ quan chức năng không công bằng và có phần nhẫn tâm với các giáo viên, khi phủ nhận toàn bộ cống hiến, hy sinh của họ.