Lương giáo viên sau 25 năm nhìn lại: Vẫn chưa được như kỳ vọng

Thạc sĩ Phan Thế Hoài |

Giáo viên thu nhập từ công việc dạy học chưa đảm bảo được nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình là một thực tế. Đã có nhiều giải pháp tăng lương giáo viên nhưng thường xuyên gặp trở ngại.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII (tháng 12.1996), Đảng ta khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo (GDĐT) là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc GDĐT cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GDĐT là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với GDĐT, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục”. Tuy nhiên, đã 25 năm trôi qua, chính sách tiền lương cho giáo viên vẫn chưa thực hiện được như kỳ vọng.

Vì sao đề xuất tăng lương cho giáo viên liên tục gặp trở ngại?

Thứ nhất, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI khẳng định: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”.

Thực tế cho thấy, thang bảng lương của nhà giáo đã được xếp theo thang bảng lương chung tại Bảng lương số 3 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Lương của nhà giáo không thấp hơn so với những viên chức cùng loại - khối viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công có 4 loại: A, B, C và D thì nhà giáo được xếp từ bậc B trở lên. Giáo viên các cấp học vẫn có cơ hội thăng hạng để cải thiện hệ số lương. Phải chăng, đây là lí do khiến lương giáo viên chưa được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp?

Thứ hai, Chính phủ cũng rất quan tâm đến phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo với nhiều mức từ 25% lên đến 70%. Cùng với đó là phụ cấp thâm niên nhà giáo đã được thực hiện từ năm 2011 cho đến nay. Nhưng phụ cấp thâm niên chẳng đáng là bao, bởi nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Chẳng hạn, giáo viên trung học phổ thông hạng III, bậc 3 nhận thêm phụ cấp thâm niên là: 226848 đồng; bậc 5: 557112 đồng; bậc 7: 990792 đồng. Phụ cấp thâm niên nhà giáo cũng không mang tính bền vững vì còn có quy định thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên, đó là thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên… Rồi một bộ phận giáo viên đang công tác ở cơ sở được điều về làm công tác quản lý ở Phòng GDĐT; Sở GDĐT nhưng chỉ được hưởng phụ cấp công vụ mà lại không được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi.

Thứ ba, Điều 76 Luật Giáo dục 2019 quy định tiền lương giáo viên: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”. Quy định là thế, nhưng ngày 19.6.2020, Quốc hội đã quyết định việc chưa tăng lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ 1.7.2020. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên việc cải cách tiền lương dự kiến thực hiện trong năm 2021 phải dời đến ngày 1.7.2022.

Tuy vậy, ngày 7.10.2021, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đồng tình về cơ bản với mục tiêu tổng quát và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 do Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất, trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII đã nêu.

Ngày 2.2.2021, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 01, 02, 03, 04.2021 quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT, THCS, tiểu học (TH) và mầm non (MN) công lập có hiệu lực từ ngày 20.3.2021. Theo đó, giáo viên MN áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 6,38 (đang áp dụng hệ số lương dao động từ 1,86 - 4,98); giáo viên TH áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay đang áp dụng từ 1,86 - 4,98); Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay đang hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 - 6,38). Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như thế, giáo viên bậc THPT về cơ bản không thay đổi cách xếp lương, bổ nhiệm; giáo viên MN mặc dù bổ sung thêm hạng mới nhưng hạng mới chỉ được bổ nhiệm nếu được xét/thi thăng hạng. Tương tự, giáo viên TH để đạt được mức lương cao nhất thì phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng. Riêng giáo viên bậc THCS ở các hạng đều tăng lương hơn so với trước nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Có thể nhận thấy, từ ngày 20.3.2021, giáo viên các cấp vẫn chưa được tăng lương. Hiện nay, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết để triển khai chùm Thông tư của Bộ GDĐT. Kéo theo đó, lãnh đạo đơn vị chưa xây dựng được đề án, vị trí việc làm, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên. Vì thế, việc lương tăng ngay sau ngày 20.3.2021 vẫn phải chờ lộ trình thực hiện.

Thử tìm giải pháp tăng lương cho giáo viên

Muốn tăng lương cho giáo viên, theo ý kiến cá nhân người viết, chỉ còn cách tinh giảm biên chế ở trường công lập một cách hợp tình hợp lý, hiệu quả, tránh làm cơ học, máy móc kiểu như giảm 10% viên chức tổng biên chế là không ổn. Cùng với đó, phải tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm tăng số lượng, quy mô loại hình trường tư thục nhằm thu hút thêm giáo viên mới ra trường (kể cả giáo viên đang công tác ở trường công lâp) vào làm việc, nhà trường giảm tuyển dụng mới, giảm biên chế, có thêm ngân sách tăng lương cho giáo viên dạy thêm tiết hay kiêm nhiệm công việc khác.

Có thể khẳng định, giáo viên các cấp hiện nay chưa sống được bằng lương, trong khi đó, công việc dạy học còn nhiều áp lực, vất vả, khiến người thầy khó toàn tâm, toàn ý với nghề. Vậy nên, tăng lương cho giáo viên là cách đầu tư trực tiếp tốt nhất cho giáo dục, không thể bàn cãi.

(Văn phong và quan điểm là của tác giả - một giáo viên tại TPHCM)

Thạc sĩ Phan Thế Hoài
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên thu tiền ủng hộ thành lập trường, Sở GDĐT Hải Phòng lên tiếng

Mai Dung |

Ngày 7.10, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng thông tin liên quan đến vụ việc cơ quan báo chí nêu về Trường THPT Lê Chân thu nhiều khoản vô lý đầu năm học.

Vừa trở lại trường học, nhiều giáo viên lẫn học sinh ở Đắk Lắk phải cách ly

BẢO TRUNG |

Hàng chục giáo viên, học sinh ở một trường học tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa trở lại trường học đúng 3 ngày đã phải đi cách ly vì một ca nhiễm COVID-19.

Giáo viên trường công và dân lập có được nhận hỗ trợ theo NQ 116?

Minh Hương |

Giáo viên dù là viên chức hay giáo viên hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên nếu đang đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30.9.2021 đều thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 116.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Giáo viên thu tiền ủng hộ thành lập trường, Sở GDĐT Hải Phòng lên tiếng

Mai Dung |

Ngày 7.10, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng thông tin liên quan đến vụ việc cơ quan báo chí nêu về Trường THPT Lê Chân thu nhiều khoản vô lý đầu năm học.

Vừa trở lại trường học, nhiều giáo viên lẫn học sinh ở Đắk Lắk phải cách ly

BẢO TRUNG |

Hàng chục giáo viên, học sinh ở một trường học tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa trở lại trường học đúng 3 ngày đã phải đi cách ly vì một ca nhiễm COVID-19.

Giáo viên trường công và dân lập có được nhận hỗ trợ theo NQ 116?

Minh Hương |

Giáo viên dù là viên chức hay giáo viên hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên nếu đang đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30.9.2021 đều thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 116.