Luật sư chỉ rõ trách nhiệm pháp lí trong việc 41 hồ sơ ứng viên GS, PGS không đạt chuẩn

HUYÊN NGUYỄN |

Theo yêu cầu của Bộ GDĐT, trước 30.4, Thủ trưởng 31 cơ sở đào tạo xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS năm 2017 tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót.

Dư luận băn khoăn chưa có một hình thức xử lý nào dành cho 41 ứng viên khai báo không chuẩn xác.

Luật sư Đinh Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Quang cho biết rõ hơn về trách nhiệm của từng đối tượng trong sự việc này.

Theo luật sư, việc Bộ trưởng Bộ GDĐT tổ chức rà soát lại hồ sơ ứng viên GS, PGS, và sau đó Hội đồng Chức danh GS nhà nước không công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS đối với 41 hồ sơ ứng viên, là dựa theo các quy định pháp luật nào?

- Việc lập hồ sơ của các ứng viên, tiếp đến xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS tại các Hội đồng, cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS được thực hiện theo các văn bản pháp quy sau: (I) Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31.12.2008 của Thủ tướng Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 174); (II) Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17.7.2009 của Bộ GDĐT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11.9.2012 của Bộ GDĐT (gọi tắt là Thông tư 16).

Ngoài các Quyết định và Thông tư này, còn có thêm một số văn bản pháp quy khác liên quan.

Luật sư cho biết hồ sơ ứng viên bị rà soát có được phép đính chính, sửa chữa hồ sơ đã nộp?

- Quyết định 174 và Thông tư 16 quy định hồ sơ ứng viên chỉ nộp một lần, không có quy định nào về việc ứng viên được sửa chữa, bổ sung hồ sơ đã nộp. Điều này cho phép hiểu rằng nếu hồ sơ ứng viên có sai sót (khai báo không đầy đủ, thiếu minh bạch, có mâu thuẫn trong từng tài liệu hoặc giữa các tài liệu…), bị các Hội đồng hoặc cơ quan thanh tra/ đoàn kiểm tra đánh giá là không chuẩn xác, ứng viên sẽ không có cơ hội để đính chính, sửa chữa hồ sơ đã nộp. Họ chỉ được phép trình tài liệu gốc để đối chứng. Và vì vậy, nếu hồ sơ ứng viên bị đánh giá là không chuẩn xác, Hội đồng xét chức danh GS, PGS sẽ có căn cứ để kết luận hồ sơ đó không đạt tiêu chuẩn để công nhận GS, PGS.

Theo luật sư, những ai phải chịu trách nhiệm khi hồ sơ ứng viên bị kết luận là “không chuẩn xác”?

- Trước hết, trách nhiệm thuộc về người khai báo là ứng viên, theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 16. Tiếp đến, trách nhiệm thuộc về người xác nhận là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 16.

Tiếp đến nữa, trách nhiệm thuộc về người thẩm định là Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS cơ sở, theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 16. Vì thế, cần thiết phải làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng để có biện pháp xử lý kỉ luật hợp lý nhất.

Xin cám ơn luật sư về cuộc trao đổi này!

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT công bố 31 đơn vị xác nhận hồ sơ "không chuẩn xác" cho ứng viên GS, PGS

Đặng Chung |

Chiều 5.4, Bộ GDĐT đã công bố danh sách các đơn vị xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS 2017, trên cơ sở công khai, minh bạch và sẽ có hình thức xử lý nghiêm.

Quy trình bổ nhiệm giáo sư đang tạo điều kiện cho sự gian dối, lẫn lộn vàng thau

Đặng Chung |

“Quy trình xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay bề ngoài có vẻ rất chặt chẽ, nhưng thật ra lại rất lỏng lẻo, thậm chí tạo kẽ hở cho gian lận, tiêu cực".

Phong GS, PGS: Cần một cuộc đại phẫu chấm dứt sự mập mờ, lẫn lộn

QUANG ĐẠI |

Sau rà soát, có đến 41 ứng viên đã bị “rớt đài” chức danh GS, PGS, trong đó có nhiều quan chức. Đã đến lúc, cần thay đổi quy định để trả lại chức danh GS, PGS về cho các giảng viên đại học.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bộ GDĐT công bố 31 đơn vị xác nhận hồ sơ "không chuẩn xác" cho ứng viên GS, PGS

Đặng Chung |

Chiều 5.4, Bộ GDĐT đã công bố danh sách các đơn vị xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS 2017, trên cơ sở công khai, minh bạch và sẽ có hình thức xử lý nghiêm.

Quy trình bổ nhiệm giáo sư đang tạo điều kiện cho sự gian dối, lẫn lộn vàng thau

Đặng Chung |

“Quy trình xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay bề ngoài có vẻ rất chặt chẽ, nhưng thật ra lại rất lỏng lẻo, thậm chí tạo kẽ hở cho gian lận, tiêu cực".

Phong GS, PGS: Cần một cuộc đại phẫu chấm dứt sự mập mờ, lẫn lộn

QUANG ĐẠI |

Sau rà soát, có đến 41 ứng viên đã bị “rớt đài” chức danh GS, PGS, trong đó có nhiều quan chức. Đã đến lúc, cần thay đổi quy định để trả lại chức danh GS, PGS về cho các giảng viên đại học.