Lội suối, leo đồi 2 cây số để tìm sóng 4G học trực tuyến

HƯNG THƠ |

Cả khóm bản Tà Lao trong (xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) nơi Đam ở chỉ có khoảng 10 nóc nhà sàn. Xa trung tâm, sóng điện thoại chập chờn, nên để học trực tuyến, nữ sinh Hồ Thị Đam phải vượt suối, leo đồi cách nhà khoảng 2 cây số mới có sóng 4G.

10h sáng 17.4, đến giờ học tiết 3, thầy giáo Nguyễn Phương Nam – giáo viên dạy môn Lịch sử Trường THPT Đakrông mở máy dạy học trực tuyến cho các em học sinh lớp 12B4. Ở góc màn hình máy tính, xuất hiện hình ảnh của em Hồ Thị Đam đang ngồi trên mỏm đá, xung quanh là cây rừng chăm chú nghe giảng bài.

Hết tiết học, thầy giáo Nam xin số điện thoại của Đam ở cô giáo chủ nhiệm, để hỏi em ngồi học ở đâu, thì mới biết nữ sinh này leo hơn 2 cây số đường rừng để tham gia tiết học.

“Mở máy dạy học mà thắt lòng, khi thấy qua ô màn hình cô học trò của mình ngồi giữa một rừng lau sậy. Thấy em cố gắng học, giáo viên như mình tự nhủ cần phải cố gắng hơn. Chỉ buồn là không làm gì được để giúp đỡ cho em” – thầy giáo Nam, chia sẻ.

Nhà Đam ở khóm bản Tà Lao trong, bản có nhiều khóm, nơi em ở chỉ khoảng 10 nóc nhà sàn. Ở đó, ngồi trên nhà sàn, phải đưa điện thoại lên cao thì mới có được vài cột sóng. Nhiều khi nghe điện thoại, cuộc gọi bị cắt ngang vì sóng điện thoại chập chờn.

Gia đình Đam nghèo, nên không có điều kiện sắm xe máy, cũng như điện thoại tốt. Đam có chiếc điện thoại cũ, pin hỏng nên phải cắm sạc mới dùng được. Cách nhà Đam tầm 2 cây số ở đồi cao, có 1 điểm sóng điện thoại mạnh, 4G tốt, nhưng vì điện thoại hỏng nên ban đầu em không tham gia học trực tuyến được, thay vào đó ở nhà em tự ôn bài. Thêm nữa, để đến được điểm có sóng 4G, em phải qua suối bằng cầu khỉ, nếu trời mưa nước dâng cao không qua về được, nên Đam buộc nghỉ học trực tuyến nhiều buổi…

Cán bộ, giáo viên Trường THPT Đakrông vào nhà học sinh Đam để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. Ảnh: Trường THPT Đakrông cung cấp.
Cán bộ, giáo viên Trường THPT Đakrông vào nhà học sinh Đam để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. Ảnh: Trường THPT Đakrông cung cấp.

Cách đây 2 ngày, Đam mượn được điện thoại của bạn, rồi sang hàng xóm mượn thêm cái ghế nhựa, cầm theo chai nước và sách vở đi bộ lên đồi. Ngay vị trí sóng 4G mạnh, có một mỏm đá, em ngồi lên đó, mở điện thoại kết nối học, còn chiếc ghế nhựa làm bàn. Hỏi Đam nghỉ học nhiều bữa thì có nắm được kiến thức, em nói “sẽ cố gắng để theo kịp các bạn”.

Theo thầy Lê Chí Thông - Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Đakrông, Đam là học sinh khá, rất chăm chỉ. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, có 6 người, 4 người con đang đi học.

Nhà cách trường hơn 15 cây số, bình thường em ở lại nhà bà ngoại để theo học. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên nhà trường luôn tạo điều kiện và hỗ trợ cho Đam như cho mượn xe đạp, hỗ trợ tiền mặt và nhu yếu phẩm… “Hiện nhiều học sinh ở trường chung tình trạng khó khăn như học sinh Đam, chúng tôi đang kêu gọi hỗ trợ - thầy giáo Lê Chí Thông, nói.

Được biết, hiện Trường Trung học Phổ thông huyện Đakrông đã được nhà mạng Viettel hỗ trợ miễn phí 100 sim điện thoại 4G, các nhà mạng khác thì bán sim với giá ưu đãi. Đặc biệt, trường còn vận động cán bộ giáo viên và các cá nhân, tổ chức hảo tâm hỗ trợ tiền hoặc điện thoại để cho học sinh có điều kiện khó khăn học trực tuyến.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến

Đặng Chung |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành giáo dục đã triển khai giải pháp dạy học trực tuyến. Để việc dạy học theo phương thức này đạt hiệu quả, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Dạy học trực tuyến: Hiệu quả chưa cao, khó đủ bề

Đặng Chung |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhưng sau một thời gian triển khai, nhiều hạn chế, bất cập của phương thức dạy học này đã dần bộc lộ. Những nỗ lực của thầy và trò là chưa đủ để có được giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả.

Nữ sinh Quảng Trị che bạt trên đồi, tìm sóng 3G để học trực tuyến

HƯNG THƠ |

Gia đình ở vùng núi, sóng điện thoại yếu nên 2 nữ sinh phải đi lên đồi, chọn địa điểm có sóng để cắm chốt học trực tuyến.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến

Đặng Chung |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành giáo dục đã triển khai giải pháp dạy học trực tuyến. Để việc dạy học theo phương thức này đạt hiệu quả, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Dạy học trực tuyến: Hiệu quả chưa cao, khó đủ bề

Đặng Chung |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhưng sau một thời gian triển khai, nhiều hạn chế, bất cập của phương thức dạy học này đã dần bộc lộ. Những nỗ lực của thầy và trò là chưa đủ để có được giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả.

Nữ sinh Quảng Trị che bạt trên đồi, tìm sóng 3G để học trực tuyến

HƯNG THƠ |

Gia đình ở vùng núi, sóng điện thoại yếu nên 2 nữ sinh phải đi lên đồi, chọn địa điểm có sóng để cắm chốt học trực tuyến.