Lễ khai giảng: Thay vì báo cáo thành tích, hiệu trưởng hãy nghĩ cách truyền cảm hứng đến học sinh

Đặng Chung |

“Mỗi mùa khai giảng hãy truyền đi một thông điệp, cắt những phần báo cáo thành tích, nghi thức rình rang” - đây là cách nhiều trường đã làm để ngày khai giảng thêm ý nghĩa, vì học sinh hơn.

Để ngày khai giảng vui như hội

Năm nay theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở GDĐT Hà Nội quán triệt các trường khai giảng đồng loạt vào ngày 5.9 và lễ khai giảng chỉ diễn ra trong 60 phút, không rườm rà theo tinh thần vì học sinh. Lễ khai giảng cũng phải chú trọng việc đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường.

Tuy nhiên, những ngày qua, không ít phụ huynh phàn nàn về việc con em họ phải “đội nắng” đi tổng duyệt khai giảng, mục đích chỉ để giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm cờ, vẫy hoa chào đón đại biểu như thế nào.

Trong khi đó, phụ huynh phải thấp thỏm, chờ đợi để đón đưa. Cha mẹ cũng không ủng hộ việc con em mình phải “phơi nắng để nghe các bài phát biểu năm nào cũng giống năm nào, dài dòng không cần thiết" trong ngày đầu năm học.

Vậy làm thế nào để lễ khai giảng thực sự ý nghĩa, học sinh cảm nhận đây là dấu mốc quan trọng, là ngày hội đến trường của mình?

Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang hiến kế, từ chính cách tổ chức lễ khai giảng ở ngôi trường của mình: Từ nhiều năm nay, lễ khai giảng của trường đã hướng đến đối tượng chính là học sinh. Nhà trường không chủ động mời khách mời đến dự lễ nên những nhiêu khê về chuẩn bị, đón tiếp, những phát biểu dài dòng không có ở trong buổi lễ.

Giáo viên trong trường thường cho học sinh tập luyện các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong lễ khai giảng, sau đó là hoạt động thể thao, vui chơi để học sinh và cha mẹ của mình cùng tham dự.

Đặc biệt, mỗi năm Trường Marie Curie lại trang trí quanh trường rực rỡ sắc hoa, để tạo thành một lễ hội hoa đua nhau khoe sắc, đón học sinh tựu trường.

Khai giảng vì học sinh hay không - do tài của hiệu trưởng 

Tại Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), sinh thời, cố nhà giáo Văn Như Cương từng có những thông điệp gửi đến học sinh, phụ huynh trong ngày khai giảng năm học mới làm lay động hàng triệu người.

 
Lễ khai giảng rực rỡ sắc màu của Trường Lương Thế Vinh. Ảnh: Phạm Dung 

Thay vì đọc diễn văn báo cáo thành tích, phương hướng nhiệm vụ năm học mới như nhiều nơi vẫn làm, mỗi năm thầy nghĩ ra một thông điệp, chỉ bằng vài phút trò chuyện để đánh thức tinh thần học tập của học sinh.

Những thông điệp “Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết các em phải là những người tử tế”, “Một phút chữa bệnh lười”, “Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi”… đến nay vẫn được nhiều người nhắc nhớ.

Theo Thạc sĩ tâm lý Vũ Thu Hà - chuyên viên tư vấn tâm lý học đường - Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội), để ngày khai giảng không quá hình thức, học sinh không mất nhiều thời gian ngồi nghe các bài diễn văn, thì các trường có thể linh động trong việc tổ chức và phụ thuộc rất lớn vào lãnh đạo nhà trường có dám thay đổi hay không

PGS-TS Bùi Thị An - đại biểu Quốc hội khóa XIII- cũng cho rằng lễ khai giảng có ý nghĩa với học sinh hay không là do tài của người quản lý.

Nếu lãnh đạo trường biết cách tổ chức, sắp xếp, hoặc có tài diễn thuyết truyền cảm hứng đến học trò bằng những thông điệp của mình, sẽ là cách khơi gợi tinh thần học tập của học sinh. Hoặc cũng có thể mời những cựu học sinh, có tinh thần vượt khó để được thành công về trường nói chuyện. Cách này sẽ ý nghĩa, sinh động hơn những báo cáo thành tích với những con số khô khan, khó vào đầu học sinh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Sát ngày khai giảng, hàng nghìn học sinh Hà Nội vẫn thiếu trường công

Thành Trung |

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, Hà Nội, một số phường trên địa bàn quận hiện không có trường tiểu học, THCS công lập.

Giấc mơ bên trong những ngôi trường ngập bùn sau lũ trước ngày khai giảng

LT |

Chỉ còn đúng 1 ngày nữa, học sinh trên cả nước sẽ bước vào ngày lễ khai giảng 5.9 để bắt đầu năm học mới. Thế nhưng thay vì chuẩn bị đón 1 lễ khai giảng trang trọng, tại nhiều tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La... cả thầy và trò vẫn đang gấp rút thu dọn hậu quả của bão lũ.

Giáo viên vùng lũ trước thềm khai giảng: Ăn bánh mì dọn trường, vận động học sinh đến lớp

Nguyễn Hà |

Dù công tác tại những điểm trường khó khăn của các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nhưng các thầy cô ở những nơi đây vẫn không quản ngại, tất cả đều hướng đến học sinh.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Sát ngày khai giảng, hàng nghìn học sinh Hà Nội vẫn thiếu trường công

Thành Trung |

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, Hà Nội, một số phường trên địa bàn quận hiện không có trường tiểu học, THCS công lập.

Giấc mơ bên trong những ngôi trường ngập bùn sau lũ trước ngày khai giảng

LT |

Chỉ còn đúng 1 ngày nữa, học sinh trên cả nước sẽ bước vào ngày lễ khai giảng 5.9 để bắt đầu năm học mới. Thế nhưng thay vì chuẩn bị đón 1 lễ khai giảng trang trọng, tại nhiều tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La... cả thầy và trò vẫn đang gấp rút thu dọn hậu quả của bão lũ.

Giáo viên vùng lũ trước thềm khai giảng: Ăn bánh mì dọn trường, vận động học sinh đến lớp

Nguyễn Hà |

Dù công tác tại những điểm trường khó khăn của các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nhưng các thầy cô ở những nơi đây vẫn không quản ngại, tất cả đều hướng đến học sinh.