Làm gì để bảo vệ giáo viên khỏi bị hành hung?

Anh Nhàn |

Một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở tỉnh Long An vừa bị cha mẹ học sinh hành hung đến nhập viện vì cho rằng con mình bị cô giáo đánh. Vậy từ đâu lại xảy ra những sự việc đau lòng như thế vậy, và làm sao để ngăn chặn?

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh vấn đề giáo viên bị phụ huynh hành hung.

Xã hội đang cảm nhận vị trí của người thầy nhỏ bé hơn

- Thưa ông, thời gian gần đây có sự việc phụ huynh đánh cả giáo viên. Hành động này xét về mặt pháp luật và đạo đức đều không đúng đắn. Ở góc độ tâm lý học, xin ông cho biết nguyên nhân do đâu dẫn tới những hành động đau lòng như vậy?

- Thứ nhất là vẫn chưa thay đổi gốc rễ niềm tin yêu cho roi cho vọt. Cả giáo viên và phụ huynh vẫn còn tin rằng cách thức hiệu quả để giảm hành vi sai trái là các hình thức kỷ luật. Trong khi trên thực tế, cách bền vững là khuyến khích, khen thưởng những hành vi tốt để hành vi tốt nhiều hơn lên.

Thứ hai, trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong nền kinh tế sáng tạo, nền kinh tế của tư duy phản biện thì vai trò của người giáo viên không còn là nguồn tri thức quan trọng nhất như trước đây nữa. Không phải "trăm sự nhờ thầy", cứ thầy tốt thì trò giỏi nữa dẫn đến cảm nhận của xã hội về vị trí vai trò của người thầy trở nên nhỏ bé hơn.

- Ông vừa nói rằng, một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh bạo hành giáo viên là do vai trò của người thầy trở nên nhỏ bé hơn trước. Vậy ý nghĩ "không cần thầy cũng làm nên" có hoàn toàn đúng? 

- Trên lớp, thay vì là người truyền đạt, giáo viên trở thành người tổ chức, người huấn luyện viên. Từ người thuyết giảng trở thành người bình luận viên vì người học bắt buộc phải tự học, có sự chủ động tích cực nhiều hơn.

Nhưng tôi khẳng định vai trò tổ chức và kiến tạo của người thầy vẫn không thể thiếu. Không có huấn luyện viên, liệu các vận động viên có đạt được huy chương vàng hay không.

- Qua chia sẻ của PGS.TS, có thể hiểu người thầy có vai trò rất lớn với học sinh nhưng giáo dục từ gia đình cũng quan trọng không kém. Việc làm của phụ huynh trên có ảnh hưởng thế nào trong việc giáo dục trẻ nhỏ?

- Hành động bạo lực của người cha như một tấm gương xấu xí dạy con mình rằng khi chúng ta tức giận, ta có thể tấn công hoặc bạo lực với người khác. Để đạt được cái mình muốn thì dùng bạo lực là bình thường. Nếu người khác ứng xử với mình bất công thì mình phải sử dụng bạo lực khốc liệt hơn để trả thù.

Chính người bố đang cấy mầm cho vấn nạn bạo lực học đường ở ngôi trường con mình đang học bằng chính hành vi sai phạm của mình. Đứa trẻ cũng có thể học được rằng mình chẳng sợ ai cả vì đã có bố bênh vực.

Như vậy chúng sẽ không học được thói quen kỷ luật, tuân thủ các nguyên tắc cần thiết để thành công trong cuộc sống. Hơn nữa, sau khi sự việc xảy ra, liệu rằng học sinh có còn thoải mái đến lớp như trước đây, có còn giữ được các mối quan hệ với bạn bè thầy cô, có còn thoải mái nhờ cô giáo hỗ trợ học tập như trước đây hay không. Nếu không thì chính người bố đã chặt đứt các cơ hội học tập của con bằng hành vi của mình.

 
PGS.TS Trần Thành Nam  (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Tam giác” giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội đối với trẻ phải được liên kết bền vững 

- Như vậy, để khắc phục những suy nghĩ và việc làm không đúng của phụ huynh với giáo viên thì phải làm thế nào, thưa ông?

- Ngành giáo dục, đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo về An toàn học đường và trường học hạnh phúc, phòng chống bạo lực học đường, bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường. Đã ban hành chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng trong đó nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn về an toàn học đường và quan hệ xã hội. Thậm chí cũng đã triển khai hệ thống phòng Tư vấn tâm lý trong các trường.

Tuy nhiên việc triển khai các công việc hiệu quả như thế nào cần vai trò quyết liệt của người đứng đầu và sự quyết tâm của các thầy cô giáo cùng phụ huynh nhà trường.

- Vậy "tam giác” giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội cần phối hợp ra sao trong việc hình thành nhân cách một đứa trẻ? 

- Theo tôi, mỗi người chỉ thực hiện “đúng vai” của mình để trường ra trường, thầy phải ra thầy thì trò mới ra trò. Ba môi trường giáo dục nhà trường - gia đình và xã hội phải làm sao mang đến cho đứa trẻ các giá trị yêu thương, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau.

Cha mẹ phải xác định mình làm tấm gương không chỉ cho con mình mà còn cho những người xung quanh để tạo nên môi trường an toàn và tôn trọng. Giáo viên không những cần đáp ứng về năng lực chuyên môn mà còn cần phải được sàng lọc về các tiêu chuẩn đạo đức.

Cảm ơn những chia sẻ của PGS.TS Trần Thành Nam!

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Những quy định "nằm lòng" mà thí sinh thi vào lớp 10 cần biết

Anh Nhàn - Nhật Huy |

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa ban hành hướng dẫn thi tuyển vào lớp 10 năm học 2020-2021. Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về cách thức thi và đưa ra các mốc thời gian để học sinh nắm rõ.

4 nhóm đối tượng nào được xét tuyển thẳng vào lớp 10 ở Hà Nội?

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản gửi trưởng phòng GD&ĐT các quận huyện, thị xã, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021 trong đó quy định 4 nhóm đối tượng được xét tuyển thẳng vào lớp 10.

Hành hung giáo viên: Khi phụ huynh không còn "tôn sư, trọng đạo"

Thắng Dung |

Việc phụ huynh ở Long An đánh giáo viên nhập viện hay trước đó nhiều vụ phụ huynh dùng những lời lẽ xúc phạm, bắt giáo viên quỳ gối đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thầy- trò, quan hệ gia đình- nhà trường và đạo lý tôn sư trọng đạo.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

TPHCM: Những quy định "nằm lòng" mà thí sinh thi vào lớp 10 cần biết

Anh Nhàn - Nhật Huy |

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa ban hành hướng dẫn thi tuyển vào lớp 10 năm học 2020-2021. Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về cách thức thi và đưa ra các mốc thời gian để học sinh nắm rõ.

4 nhóm đối tượng nào được xét tuyển thẳng vào lớp 10 ở Hà Nội?

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản gửi trưởng phòng GD&ĐT các quận huyện, thị xã, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020-2021 trong đó quy định 4 nhóm đối tượng được xét tuyển thẳng vào lớp 10.

Hành hung giáo viên: Khi phụ huynh không còn "tôn sư, trọng đạo"

Thắng Dung |

Việc phụ huynh ở Long An đánh giáo viên nhập viện hay trước đó nhiều vụ phụ huynh dùng những lời lẽ xúc phạm, bắt giáo viên quỳ gối đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thầy- trò, quan hệ gia đình- nhà trường và đạo lý tôn sư trọng đạo.