Ký ức sâu đậm của nữ giáo viên gieo chữ cho trẻ vùng cao Lai Châu

Phạm Đông |

Bằng tình yêu, trách nhiệm và lòng yêu nghề, nữ giáo viên Bùi Minh Khuyên đã vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất để được đứng trên bục giảng, có cơ hội làm "người chèo đò đưa con chữ qua sông".

Ký ức khó quên của cô giáo 33 tuổi

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Phú Thọ, năm 2008 cô giáo Bùi Minh Khuyên (33 tuổi) tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên hệ trung cấp. Kể từ đó, nữ giáo viên lần lượt công tác 2 năm tại trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Manh (Nậm Nhùn, Lai Châu) và trường Nậm Khao (Mường Tè) 6 năm.

Để đứng lớp, gieo chữ cho trẻ vùng cao không phải là điều đơn giản, nhất là với những thầy cô giáo miền xuôi. Với cô Khuyên, quãng thời gian phải đi cơ sở cũng khiến cô không bao giờ quên. Bởi để đến được trường Nậm Manh và Nậm Khao, cô phải di chuyển khá vất vả.

Cô giáo Bùi Minh Khuyên. Ảnh: NVCC
Cô giáo Bùi Minh Khuyên. Ảnh: NVCC

Sau khoảng 30 phút vượt qua dòng nước chảy xiết, cô Khuyên và những giáo viên tiếp tục đi bộ một khoảng khá xa mới đến trường. Khi trời có mưa bão, nỗi khổ của những thầy cô lại tăng lên gấp bội.

Không những vậy, các điểm trường thường được dựng tạm trên đỉnh núi/ đồi, tách biệt hoàn toàn với nhà dân. Sự thiếu thốn về chỗ ở, phòng học, lại hay gặp dông lốc khiến thầy cô gặp nhiều khó khăn.

Đường đón học sinh đến trường của cô giáo Bùi Minh Khuyên gặp nhiều khó khăn
Đường đón học sinh đến trường của cô giáo Bùi Minh Khuyên gặp nhiều khó khăn
Đường đón học sinh đến trường của cô giáo Bùi Minh Khuyên gặp nhiều khó khăn.

Kết thúc 8 năm công tác tại trường Nậm Manh và Nậm Khao, nữ giáo viên chuyển về giảng dạy tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ (Mường Tè).

Thiếu thốn, khó khăn đủ thứ

Theo lời kể của cô Khuyên, khi thời tiết có mưa bão, cả căn nhà tạm dùng làm lớp học thường xuyên bị gió tốc mái, đồ đạc bay tứ tung. Không những vậy, việc phải sống và dạy học trong điều kiện không điện - không nước - không sóng điện thoại cũng khiến các thầy cô không thể quên.

Những trận mưa bão làm nhà cửa, phòng học hư hỏng nghiêm trọng.
Những trận mưa bão làm nhà cửa, phòng học hư hỏng nghiêm trọng.
Những trận mưa bão làm nhà cửa, phòng học hư hỏng nghiêm trọng.

Sau giờ học, thầy cô mỗi người một việc. Người mang can đi hàng trăm mét xách nước suối về ăn uống, sinh hoạt; người lại tranh thủ đi trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn chỉ toàn đồ khô.

Với cô Khuyên, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, thời tiết khắc nghiệt cũng không vất vả bằng việc bắt trẻ đi học. Do đó, cô giáo trẻ quê ở Phú Thọ và những đồng nghiệp thường xuyên phải đến từng nhà, từng bản để vận động học sinh đến trường.

Cô Bùi Minh Khuyên vui vẻ với những học trò của mình.
Cô Bùi Minh Khuyên vui vẻ với những học trò của mình.

Để đi thuyết phục phụ huynh cho con đến trường, các thầy cô buộc băng qua những con đường đầy đá tảng, lội qua nước lũ và cả con đường bùn đất kẹt cứng bánh xe...

Vất vả là vậy nhưng không ít lần cô phải nhận về những ánh mắt giận dỗi của bọn trẻ và đôi khi là cả phụ huynh. Những lúc như vậy, cô lại phải giải thích cho phụ huynh để giúp họ hiểu sự cần thiết của việc cho con học là họ sẽ đồng ý.

Một điểm tại Trường tiểu học Pa Ủ.
Một điểm tại Trường tiểu học Pa Ủ.

Ba năm trở lại đây, nữ giáo viên được nhà trường chuyển về trường trung tâm (trường chính) để công tác thay vì đi dạy tại các điểm trường cách thị xã chừng 20 - 30km. Tuỳ lịch trực, có trưa cô Khuyên được về nhà, nhưng có lúc ở lại chăm cho học sinh ăn uống, đi ngủ để chiều lên lớp.

Với nữ giáo viên, niềm vui lớn nhất của cô trong ngày 20.11 không phải là những bó hoa, những lời chúc to tát. Bởi từ lúc bước chân vào nghề giáo đến nay, cô Khuyên chỉ mong các em học sinh đi học đầy đủ, ngoan ngoãn khi lên lớp.

Cô Bùi Minh Khuyên tham gia hiến máu nhân đạo.
Cô Bùi Minh Khuyên tham gia hiến máu nhân đạo.

Thầy Hà Ánh Hùng - Hiệu trưởng trường Pa Ủ cho biết, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ hiện có 578 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Hai điểm trường chính với 400 học sinh, 10 điểm trường lẻ ở bản xa chủ yếu dạy học sinh lớp 1, 2 với hơn 100 học sinh. Năm nay 6/10 điểm trường xa đang mở để đón học sinh. Hiện, toàn trường có 60 thầy cô làm công tác giảng dạy.

Nói về cô giáo Bùi Minh Khuyên, thầy Hùng cho biết cô đã về trường công tác được 5 năm, giảng dạy dạy các môn văn hoá. Từ công việc chuyên môn cho đến cuộc sống, cô giáo Khuyên luôn nỗ lực phấn đấu trong mọi mặt nên luôn được đồng nghiệp đánh giá cao, học sinh yêu quý.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Học sinh vùng lở núi được nhận quà nhân ngày Nhà giáo

Tường Minh - Thanh Chung |

Ngày Nhà giáo Việt Nam đương nhiên học sinh tặng hoa và có khi là quà cho thầy cô giáo của mình để tri ân. Tuy nhiên, ở xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - nơi vừa trải qua những trận sạt lở núi kinh hoàng trong đợt bão số 9 vừa rồi khiến hàng chục ngôi nhà bị trôi thì ngược lại: Các giáo viên đã lặn lội vượt hơn 60km đường núi đầy hiểm nguy để tặng quà cho học sinh của trường bạn.

Cô giáo bị ung thư xúc động trước tin nhắn của học trò vào ngày 20.11

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Có lẽ 20.11.2015 là ngày đáng nhớ nhất của cô giáo Nông Thị Tuyến. Đó là ngày cô lên bàn mổ để điều trị ung thư, và cũng là ngày cô cảm thấy ấm áp nhất khi nhận được tin nhắn của học trò.

Hành trình 11 năm chèo ghe "bám lớp" của cô giáo người Mường

Thiều Trang |

Bỏ lại thanh xuân nơi đất liền phồn thịnh, cô giáo Đinh Thị Vân Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) quyết tâm chèo ghe "bám lớp" nơi xã đảo xa xôi, làm tất cả vì tình yêu nghề, yêu trẻ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Học sinh vùng lở núi được nhận quà nhân ngày Nhà giáo

Tường Minh - Thanh Chung |

Ngày Nhà giáo Việt Nam đương nhiên học sinh tặng hoa và có khi là quà cho thầy cô giáo của mình để tri ân. Tuy nhiên, ở xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - nơi vừa trải qua những trận sạt lở núi kinh hoàng trong đợt bão số 9 vừa rồi khiến hàng chục ngôi nhà bị trôi thì ngược lại: Các giáo viên đã lặn lội vượt hơn 60km đường núi đầy hiểm nguy để tặng quà cho học sinh của trường bạn.

Cô giáo bị ung thư xúc động trước tin nhắn của học trò vào ngày 20.11

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Có lẽ 20.11.2015 là ngày đáng nhớ nhất của cô giáo Nông Thị Tuyến. Đó là ngày cô lên bàn mổ để điều trị ung thư, và cũng là ngày cô cảm thấy ấm áp nhất khi nhận được tin nhắn của học trò.

Hành trình 11 năm chèo ghe "bám lớp" của cô giáo người Mường

Thiều Trang |

Bỏ lại thanh xuân nơi đất liền phồn thịnh, cô giáo Đinh Thị Vân Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) quyết tâm chèo ghe "bám lớp" nơi xã đảo xa xôi, làm tất cả vì tình yêu nghề, yêu trẻ.