Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được thay đổi như nào từ năm 2021?

Bích Hà |

Tại Hội nghị giao ban công tác khoa giáo 6 tháng đầu năm 2019 vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thông tin, kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay sẽ ổn định đến năm 2020 và được cải tiến vào năm 2021.

Kỳ thi THPT quốc gia được thực hiện từ năm 2015 đến nay, giảm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và hai kỳ thi tuyển sinh đại học, một kỳ thi tuyển sinh cao đẳng xuống còn một kỳ thi chung cho cả nước. Kết quả kỳ thi THPT quốc gia vừa là căn cứ để xét tốt nghiệp và các trường sử dụng để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Theo lộ trình Bộ GDĐT công bố, kỳ thi này sẽ được duy trì đến năm 2020 và cải tiến vào năm 2021. Thông tin kỳ thi sẽ được thay đổi thế nào đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

 
Nguồn: Bộ GDĐT

Trước đó, vào tháng 4.2019, Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục đã tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam”.

Tại hội thảo, đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” do PGS Nguyễn Phương Nga - Viện trưởng Viện đo lường đánh giá chất lượng giáo dục làm chủ nhiệm đề tài - đã đề xuất 2 phương án để công nhận tốt nghiệp THPT trong giai đoạn tới.

Đại diện nhóm cũng cho biết, Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay đã qua 7 lần cải tiến các kỳ thi THPT. Tuy nhiên các kỳ thi THPT này vẫn chưa thay đổi được những căng thẳng cho nhiều tầng lớp trong xã hội.

Với những thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 2 phương án để công nhận tốt nghiệp THPT trong thời gian tới.

Phương án 1: Các trường THPT sẽ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT cho những học sinh đã học xong chương trình THPT và đạt các điều kiện quy định của Bộ GDĐT.

Học sinh đã có Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT của Sở GDĐT. Kỳ thi được tổ chức 2 lần/năm và có thể 3 lần/năm do Sở GDĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi.

Thí sinh được lựa chọn thời điểm thi phù hợp với kế hoạch cá nhân. Kỳ thi được tổ chức tại các Trung tâm Khảo thí đặt tại các tỉnh/thành. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn (tiếng Việt) và ngoại ngữ nằm trong chương trình học lớp 12.

Phương án 2: các trường THPT tổ chức thi tại trường cho những học sinh đã học xong chương trình THPT theo các đề thi do Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp của Bộ GDĐT thiết kế. Các đề thi này là những “đề thi thử nghiệm” để đánh giá năng lực của học sinh. Đồng thời cũng là điều kiện để Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp tạo lập ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa.

Thời điểm thi do trường bố trí phù hợp với khung thời gian của nhà trường. Học sinh đạt điểm theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.

Sau đó, thí sinh cũng sẽ tham dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của Sở GDĐT.

Như vậy, 2 phương án chỉ khác nhau ở một điểm duy nhất, hoặc các trường cấp giấy chứng nhận, hoặc các trường tổ chức thi cho thí sinh theo đề của trung tâm khảo thí.

Cả 2 phương án đều duy trì kỳ thi THPT. Đây là kỳ thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT, còn tuyển sinh ĐH-CĐ do các trường tự chủ.

Tuy nhiên, kỳ thi sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn do Sở GDĐT tổ chức thi tại các trung tâm khảo thí, tổ chức 2 lần/năm, bảo đảm nhẹ nhàng, không áp lực, không còn là kỳ thi quốc gia nặng nề tốn kém như hiện nay.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các giai đoạn ứng dụng mô hình mới thành các giai đoạn thực hiện ở giai đoạn 2024 – 2025 thi trên giấy tại các Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp đặt tại các tỉnh thành. Sẽ thí điểm thi trên máy tính với những địa phương/khu vực có điều kiện/tự nguyện thí điểm.

Từ giai đoạn 2026 trở đi, thi đại trà trên phạm vi cả nước theo mô hình mới trên máy tính. Với những đối tượng đặc thù như học sinh khuyết tật vẫn tổ chức thi trên giấy riêng cho các đối tượng này.

Được biết, trong năm 2019, Bộ sẽ công bố lộ trình thi THPT từ năm 2021 đến 2024 để lấy ý kiến.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Điểm sàn đại học năm 2019: Trường tăng đột biến, trường “chạm đáy”

Đặng Chung |

2019 là năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ điểm sàn chung, các trường được tự quyết định ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của mình. Bên cạnh một số trường có điểm sàn tăng thì nhiều trường lấy điểm rất thấp, thậm chí “phá đáy” điểm sàn so với các năm trước.

Dang dở ước mơ làm cô giáo của nữ sinh trong vụ tai nạn ở Tuyên Quang

Phạm Đông |

Khao khát được vào khoa Văn của trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng ước mơ của Trần Thị Minh A (18 tuổi, Hải Phòng) mãi mãi không thực hiện được vì vụ tai nạn bất ngờ.

Giáo dục 24h: Điểm chuẩn năm 2019 của Đại học Hà Nội dự kiến tăng

Bích Hà |

Điểm chuẩn dự kiến vào Đại học Hà Nội năm 2019;  Điểm chuẩn ngành Y khoa của Đại học Y Hà Nội dự kiến tăng; Học sinh đoạt huy chương vàng Toán quốc tế được thưởng 500 triệu đồng; Khai trừ Đảng 2 cán bộ sửa bài, nâng điểm thi ở Hòa Bình... là những tin tức giáo dục nổi bật 24h qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Điểm sàn đại học năm 2019: Trường tăng đột biến, trường “chạm đáy”

Đặng Chung |

2019 là năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ điểm sàn chung, các trường được tự quyết định ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của mình. Bên cạnh một số trường có điểm sàn tăng thì nhiều trường lấy điểm rất thấp, thậm chí “phá đáy” điểm sàn so với các năm trước.

Dang dở ước mơ làm cô giáo của nữ sinh trong vụ tai nạn ở Tuyên Quang

Phạm Đông |

Khao khát được vào khoa Văn của trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng ước mơ của Trần Thị Minh A (18 tuổi, Hải Phòng) mãi mãi không thực hiện được vì vụ tai nạn bất ngờ.

Giáo dục 24h: Điểm chuẩn năm 2019 của Đại học Hà Nội dự kiến tăng

Bích Hà |

Điểm chuẩn dự kiến vào Đại học Hà Nội năm 2019;  Điểm chuẩn ngành Y khoa của Đại học Y Hà Nội dự kiến tăng; Học sinh đoạt huy chương vàng Toán quốc tế được thưởng 500 triệu đồng; Khai trừ Đảng 2 cán bộ sửa bài, nâng điểm thi ở Hòa Bình... là những tin tức giáo dục nổi bật 24h qua.