Kỳ lạ ở nơi 90% học sinh không có thiết bị học online: Đến trường nghe giảng... trên tivi

PHẠM DUY |

Trong điều kiện học sinh tại các trường ở các xã vùng cao trong tỉnh Bình Thuận thiếu thiết bị để học online, đường truyền chất lượng thấp, nhưng thầy cô tại đây vẫn cố gắng dùng các thiết bị sẵn có để các em học sinh được học trực tuyến theo đúng tiến độ.

Dưới cái nắng gay gắt ban trưa ngày cuối tháng 9 tại xã miền núi La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, những em nhỏ trong trang phục quần tây xanh, áo trắng cầm vở đi bộ trên đường. Dừng xe vào hỏi thì các em cho biết, đi học về, thầy cô chiếu lên “tivi” trên trường cho học.

Học sinh THCS tại xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc) về nhà sau khi đến trường học online. Ảnh: Phạm Duy
Học sinh THCS tại xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc) về nhà sau khi đến trường học online. Ảnh: Phạm Duy

Xã vùng cao La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc nơi có hơn 90% học sinh THCS không có các thiết bị cá nhân phục vụ việc học online. Vấn đề khó khăn ở đây là nhiều gia đình không có điều kiện để mua sắm máy tính, điện thoại thông minh cho con học online. Không chỉ khó khăn về thiết bị, vấn đề hạ tầng mạng internet không phải nhà nào cũng có.

Với tinh thần không để học sinh gián đoạn việc học, thầy cô trường tiểu học, THCS La Dạ (Trường TH&THCS La Dạ) đã có nhiều cách giúp các em học trực tuyến được tốt nhất.

Chia học sinh thành các nhóm nhỏ để đến lớp học online

Trước đó, từ ngày 6.9, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức học sinh khối lớp 9 và lớp 12 học trên truyền hình. Trường TH&THCS La Dạ có 34 học sinh lớp 9 nên đã chia làm 3 điểm học để đảm bảo phòng chống dịch.

Tại đây, các em được nhà trường mở tivi cho học. Bên cạnh việc học qua truyền hình, thầy cô tại mỗi điểm còn trực tiếp củng cố kiến thức cho các em học sinh.

Các thiết bị để các em học sinh học online tại lớp. Ảnh: Phạm Duy
Các thiết bị để các em học sinh học online tại lớp. Ảnh: Phạm Duy

Đến nay đã là tuần thứ 2, nhà trường chuyển qua dạy online cho tất cả học sinh khối Trung học cơ sở. Các môn được dạy online là toán, văn, anh. Tuy nhiên, song song với việc cho học sinh đến trường để học online thì còn phải đảm bảo phòng chống dịch.

Thầy Nguyễn Ngọc Thiên An, Hiệu trưởng trường TH&THCS La Dạ cho biết, nhà trường đã chia mỗi khối thành các nhóm nhỏ và bố trí học tại 4 phân hiệu của trường nên đảm bảo không có nhiều học sinh trong một lớp. Khối 6 được chia thành 5 nhóm, khối 7 chia 3 nhóm, khối 8 chia 4 nhóm và khối 9 chia 3 nhóm.

Phát 4G từ điện thoại để kết nối các thiết bị 

Về hình thức học, thầy cô bộ môn sẽ dùng laptop dạy tại nhà và truyền tín hiệu qua các phần mềm. Tại các phòng học sẽ có thầy giáo kết nối máy tính nhận tín hiệu với máy chiếu hoặc tivi. Do chất lượng đường truyền internet trên vùng cao không được tốt nên giáo viên đã dùng điện thoại phát tín hiệu 4G để các thiết bị như máy tính, laptop kết nối 4G và nhận tín hiệu bài giảng.

Điện thoại phát 4G để các thiết bị kết nối. Ảnh: Phạm Duy
Điện thoại phát 4G để các thiết bị kết nối. Ảnh: Đặng Luận
Thiết bị thu sóng wifi giúp CPU máy tính bàn nhận kết nối từ mạng 4G của điện thoại phát ra. Ảnh: Phạm Duy
Thiết bị thu sóng wifi giúp CPU máy tính bàn nhận kết nối từ mạng 4G của điện thoại phát ra. Ảnh: Phạm Duy

Thầy hiệu trưởng đã dẫn chúng tôi đến phòng học để tận mắt quan sát thiết bị phục vụ việc học online của các em học sinh. Thầy giáo tại phòng học dùng laptop cá nhân kết nối với màn hình tivi qua dây HDMI. Hoặc từ máy tính bàn kết nối sang máy chiếu và chiếu lên màn chiếu. Phần âm thanh sẽ được kết nối ra loa di động để đảm bảo cho các em nghe rõ bài giảng.

“Mặc dù điều kiện còn khó khăn nhưng nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học sinh được học đúng tiến độ”, thầy Nguyễn Ngọc Thiên An, Hiệu trưởng trường TH&THCS La Dạ cho biết thêm.

Từng nhóm học sinh học online tại trường TH&THCS La Dạ. Ảnh: Đặng Luận
Từng nhóm học sinh học online tại trường TH&THCS La Dạ. Ảnh: Đặng Luận

Bằng cách dạy online như vậy nhưng để các em học sinh nắm vững kiến thức, sau 2 buổi học online thì sẽ có 1 buổi giáo viên củng cố kiến thức cho học sinh.

Từ xã La Dạ, những con đèo ngoằn ngoèo để ngược về hướng QL28, đến xã miền núi Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, em Đồng Minh Duyệt, học sinh lớp 9 trường TH&THCS Đông Tiến đang đạp xe đi học về. Em Duyệt cho biết, sáng nay đến trường học online trên tivi, cô giáo “gọi điện” (dạy online qua phần mềm-PV) để dạy.

Về những giải pháp thời gian tới, phía Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cho biết, sẽ phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” để vận động các nguồn lực hỗ trợ máy tính cho học sinh không có điều kiện trang bị thiết bị để học trực tuyến, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tại các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi.

Trường TH&THCS La Dạ là một trong những trường trên vùng cao của tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Phạm Duy
Trường TH&THCS La Dạ là một trong những trường trên vùng cao của tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Phạm Duy

Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông làm việc với các doanh nghiệp viễn thông thực hiện hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến đảm bảo hiệu quả.

PHẠM DUY
TIN LIÊN QUAN

Từ ngày 1.10, học sinh TPHCM có thể học trực tiếp

Huyên Nguyễn |

Hoạt động giáo dục, đào tạo tại TPHCM sẽ được thực hiện theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp, tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn.

Bình Thuận: Triệt phá “lò” tiêu thụ xe gian, bắt nhiều đối tượng

PHẠM DUY |

Gần 90 xe máy vừa được Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bình Thuận (PC02) phối hợp Công an huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phát hiện khi khám xét nơi ở và tiệm sửa xe của các đối tượng trong đường dây có dấu hiệu trộm xe máy và tiêu thụ xe gian.

Ngày đầu học sinh, phụ huynh Đà Nẵng mắc kẹt do dịch được về thành phố

Thanh Chung |

Ngày đầu Đà Nẵng cho phép đón học sinh, sinh viên và phụ huynh bị mắc kẹt ở các địa phương khác về thành phố, từ sáng sớm, nhiều người chở hành lý đến chốt kiểm soát dịch để làm thủ tục xét nghiệm. Đa số người dân bị mắc kẹt từ 2 tháng trở lên nên khi được về thành phố, họ rất vui mừng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Từ ngày 1.10, học sinh TPHCM có thể học trực tiếp

Huyên Nguyễn |

Hoạt động giáo dục, đào tạo tại TPHCM sẽ được thực hiện theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp, tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn.

Bình Thuận: Triệt phá “lò” tiêu thụ xe gian, bắt nhiều đối tượng

PHẠM DUY |

Gần 90 xe máy vừa được Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bình Thuận (PC02) phối hợp Công an huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phát hiện khi khám xét nơi ở và tiệm sửa xe của các đối tượng trong đường dây có dấu hiệu trộm xe máy và tiêu thụ xe gian.

Ngày đầu học sinh, phụ huynh Đà Nẵng mắc kẹt do dịch được về thành phố

Thanh Chung |

Ngày đầu Đà Nẵng cho phép đón học sinh, sinh viên và phụ huynh bị mắc kẹt ở các địa phương khác về thành phố, từ sáng sớm, nhiều người chở hành lý đến chốt kiểm soát dịch để làm thủ tục xét nghiệm. Đa số người dân bị mắc kẹt từ 2 tháng trở lên nên khi được về thành phố, họ rất vui mừng.