KiVa là phương pháp gì mà giúp Phần Lan chấm dứt bạo lực học đường?

Nguyễn Hà (Theo Brightside) |

Phần Lan một lần nữa trở thành hình mẫu cho thế giới với việc tạo ra KiVa, một chương trình chống bắt nạt được sử dụng trong các trường học.

KiVa là phương pháp gì?

Phương pháp KiVa là một chương trình chống bắt nạt do Bộ Giáo dục Phần Lan sáng kiến và áp dụng. KiVa là chữ viết tắt của cụm từ Kiusaamista Vastaan, có nghĩa là chống lại bắt nạt ở Phần Lan. Nó được tạo ra vào năm 2007 và trong cùng năm đó, đã giảm 40% các trường hợp bắt nạt. Hiện tại, 90% trường học Phần Lan đã áp dụng phương pháp này.

Hiện tại, 90% trường học Phần Lan đã áp dụng phương pháp này.
Hiện tại, 90% trường học Phần Lan đã áp dụng phương pháp này.

Mục tiêu của KiVa là làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được sự nguy hiểm của việc bắt nạt và giúp học sinh, sinh viên trở thành người bảo vệ những người đang bị bắt nạt cũng như không có hành vi bắt nạt những bạn khác.

Cách thức hoạt động của phương pháp KiVa

-Sử dụng hộp thư ảo nơi các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.

- Có một giáo viên được tin cậy vì trẻ em cần một người lớn ở trường lắng nghe, chia sẻ và chăm sóc. Vào giờ ra chơi, giáo viên theo dõi hành vi của của những đứa trẻ.

- Ủng hộ nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Sẽ có 3 chuyên gia chịu trách nhiệm trấn an nạn nhân và đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Từ đó chuyên gia có thể xác định được các hình thức bắt nạt khác nhau và tùy vào từng độ tuổi để có những cách giải quyết phù hợp.

KiVa được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới

Với những thành công của mình, phương pháp này đã và đang được thực hiện ở các quốc gia khác. Năm 2015, giai đoạn đầu tiên thực hiện chương trình chống bắt nạt KiVa đã được chấp nhận tại các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile.

Phương pháp KiVa đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Phương pháp KiVa đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Vào thời điểm đó, nội dung chỉ có sẵn bằng tiếng Anh, vì vậy nó bắt đầu được sử dụng trong các trường song ngữ. Các quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Ý, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong một số trường học của họ.

Làm gì khi con trẻ bị bắt nạt?

Khi trẻ cho bố mẹ biết mình đang bị bắt nạt, cách tốt nhất là nên làm cho chúng cảm thấy tin tưởng, bố mẹ nên giải thích cho con rằng chúng không phải là người đang trách.
Khi trẻ cho bố mẹ biết mình đang bị bắt nạt, cách tốt nhất là nên làm cho chúng cảm thấy tin tưởng, bố mẹ nên giải thích cho con rằng chúng không phải là người đang trách.

Khi trẻ cho bố mẹ biết mình đang bị bắt nạt, cách tốt nhất là nên làm cho chúng cảm thấy tin tưởng, bố mẹ nên giải thích cho con rằng chúng không phải là người đang trách và bố mẹ sẽ luôn ở cạnh bên dù có chuyện gì xảy ra đi nữa. Bố mẹ sau đó hãy thông báo cho giáo viên và trường học về vấn đề này. Họ nên nhận thức được những gì đang xảy ra trong lớp học của họ và tìm cách loại bỏ điều đó.

Ngoài ra nếu trong trường hợp nghiêm trọng, bố mẹ cũng nên đưa con tìm gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn tốt nhất.

Nguyễn Hà (Theo Brightside)
TIN LIÊN QUAN

Diễn biến mới vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên

Đặng Chung |

Chánh Văn phòng UBND huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) - ông Dương Tuấn Doan - cho biết, hiện tại huyện bắt đầu thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc kỷ luật các cá nhân, tổ chức có liên quan tới vụ nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng tại Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi.

Nữ sinh bị đánh hội đồng: Có phải trách nhiệm chỉ thuộc nhà trường?

Nguyễn Hà - Tan |

TS Tâm lý học Trần Thành Nam đánh giá, trong vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên, trách nhiệm không chỉ thuộc về giáo viên, nhà trường mà còn phải kể đến trách nhiệm của gia đình.

Nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên: Không thể xin lỗi là xong

Đặng Chung |

Trước những chỉ trích của dư luận xã hội, 5 nữ sinh tham gia đánh hội đồng ở Hưng Yên bày tỏ hối hận, gửi lời xin lỗi đến nạn nhân và mong được tha thứ. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nữ sinh này phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, không thể nói xin lỗi là cho qua chuyện.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Diễn biến mới vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên

Đặng Chung |

Chánh Văn phòng UBND huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) - ông Dương Tuấn Doan - cho biết, hiện tại huyện bắt đầu thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc kỷ luật các cá nhân, tổ chức có liên quan tới vụ nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng tại Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi.

Nữ sinh bị đánh hội đồng: Có phải trách nhiệm chỉ thuộc nhà trường?

Nguyễn Hà - Tan |

TS Tâm lý học Trần Thành Nam đánh giá, trong vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên, trách nhiệm không chỉ thuộc về giáo viên, nhà trường mà còn phải kể đến trách nhiệm của gia đình.

Nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên: Không thể xin lỗi là xong

Đặng Chung |

Trước những chỉ trích của dư luận xã hội, 5 nữ sinh tham gia đánh hội đồng ở Hưng Yên bày tỏ hối hận, gửi lời xin lỗi đến nạn nhân và mong được tha thứ. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nữ sinh này phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, không thể nói xin lỗi là cho qua chuyện.