Kích hoạt phương án phòng dịch COVID-19, đẩy mạnh dạy học trực tuyến

Đặng Chung - Duy Thiên |

Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Nhiều nhà trường cho học sinh tạm nghỉ học, đồng thời tiến hành dạy học theo hình thức trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.

Chủ động cho học sinh nghỉ học

Ngay sau khi có thông tin về các ca mắc COVID-19 mới, nhiều địa phương đã cho học sinh tạm thời nghỉ học để thực hiện các biện pháp chống dịch.

Ông Lương Văn Việt - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hải Dương cho biết, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản đồng ý cho hơn 500.000 học sinh, sinh viên, giáo viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ 29.1 cho đến khi có thông báo mới. Đồng thời, các trường học cũng lên kế hoạch dạy học trực tuyến, học bù để bảo đảm kế hoạch năm học 2020-2021.

Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh cũng quyết định cho học sinh trên địa bàn nghỉ học từ ngày 29.1 cho đến khi có chỉ đạo tiếp theo, để nhằm ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập, lây lan trong môi trường học đường.

Ở Hà Nội, sau khi ghi nhận 1 ca, là bệnh nhân 1581 (địa chỉ thường trú tại quận Hai Bà Trưng), có liên quan dịch tễ với trường hợp mắc bệnh trước đó tại Hải Dương, toàn ngành giáo dục của thành phố đã tiến hành rà soát, yêu cầu học sinh, giáo viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. Nhiều trường học đã chủ động cho học sinh nghỉ học, để đảm bảo an toàn.

Theo đó, Trường THPT Phan Đình Phùng cho học sinh toàn trường nghỉ học từ ngày 29.1 cho đến khi có thông báo đi học trở lại do có một học sinh thuộc diện F1.

Trường mầm non Tứ Liên (quận Tây Hồ), Trường liên cấp Vinschool (cơ sở tại Khu đô thị Times City, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng được thông báo nghỉ học do có học sinh có người thân tiếp xúc với người mắc COVID-19.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - cho biết, Sở đã có chỉ đạo, yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường dừng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tụ tập đông người, để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tại TPHCM, ngành giáo dục TP cũng kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch bệnh tại trường, yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc đo thân nhiệt đầu mỗi buổi học, bắt buộc thực hiện đeo khẩu trang ngoài lớp học... Đồng thời, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường kể từ ngày 30.1 cho đến khi có thông báo mới.

Năm 2020, việc dạy học trực tuyến được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Ảnh: Hải Nguyễn

Đẩy mạnh việc dạy học trực tuyến

Trước diễn biến mới của dịch bệnh, nhiều trường học đã tiến hành rà soát các thiết bị để sẵn sàng cho phương án học trực tuyến nếu tình hình dịch tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Tại Hà Nội, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ là trường đầu tiên khởi động lại việc dạy học trực tuyến. Theo TS Đỗ Tuấn Minh -Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ban Giám hiệu Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã yêu cầu học sinh toàn trường học trực tuyến từ 29.1, theo thời khóa biểu trên nền tảng Microsoft Teams.

Các Trường THPT Yên Hòa, Trường phổ thông liên cấp Marie Curie, Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu... cũng đã có thông báo tới cha mẹ học sinh chuẩn bị tinh thần cho việc có thể phải chuyển sang học trực tuyến nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Các địa phương đang có dịch bùng phát như Hải Dương, Quảng Ninh cũng chủ động rà soát, để kích hoạt lại việc học trực tuyến. Hiện các trường đều có sẵn nền tảng công nghệ, giáo viên có kinh nghiệm dạy học trực tuyến do đã từng tổ chức phương thức dạy học này khá hiệu quả khi thực hiện giãn cách xã hội vào năm 2020.

Từ thực tiễn dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp đã đặt ra yêu cầu phải có hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho các trường chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương thức dạy học này trong tình thế cần thiết. Để thực hiện điều này, thời gian qua, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo Sở GDĐT, cơ sở giáo dục ĐH tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình.

Bộ GDĐT cũng đã công bố dự thảo thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông, công nhận dạy học trực tuyến là phương thức được sử dụng chính thức trong nhà trường, bên cạnh các hình thức dạy học truyền thống khác. Dự kiến, thông tư này sẽ sớm được ban hành để các cơ sở giáo dục có căn cứ pháp lý sử dụng đa dạng phương thức dạy học trong nhà trường, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Đặng Chung - Duy Thiên
TIN LIÊN QUAN

Học sinh lớp 10 làm video dạy học, lan toả điều tích cực

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Nhóm truyền thông của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) đã thành lập dự án “Nhân văn hành động”, tạo ra những video học trực tuyến để gửi về cho học sinh miền Trung trong đợt mưa bão vừa qua. Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục cho “ra lò” những video mới để lan toả những điều tích cực.

Bộ GDĐT chỉ đạo cấp bách phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở giáo dục

Đặng Chung - Thiều Trang |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Học sinh lớp 10 làm video dạy học, lan toả điều tích cực

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Nhóm truyền thông của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) đã thành lập dự án “Nhân văn hành động”, tạo ra những video học trực tuyến để gửi về cho học sinh miền Trung trong đợt mưa bão vừa qua. Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục cho “ra lò” những video mới để lan toả những điều tích cực.

Bộ GDĐT chỉ đạo cấp bách phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở giáo dục

Đặng Chung - Thiều Trang |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.