Không thể để tình trạng giáo viên lấy mác “dạy thêm” vì mục đích lợi nhuận

Tường Vân |

Dạy thêm, học thêm bản chất không xấu nhưng vẫn tồn tại một bộ phận giáo viên vì mục đích lợi nhuận mà lôi kéo, ép buộc học sinh đi học khiến dư luận bức xúc.

Dạy thêm có phải là 1 nghề hay không?

Trước khi nói đến câu chuyện đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thầy Phan Khắc Nghệ - giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) - nhấn mạnh rằng, phải cắt nghĩa để xem liệu dạy thêm có phải 1 nghề hay không.

Về mặt đặc thù ngành nghề, bản chất, giáo dục cũng như nhóm ngành y tế. Theo quy định hiện nay, bác sĩ được mở các phòng khám tư và đây được xem là ngành nghề kinh doanh. Xét trên phương diện này, đưa dạy thêm thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hoàn toàn phù hợp.

Tuy nhiên, xét về yếu tố văn hóa, xã hội, con người, giáo dục hiện nay vẫn thiên về cống hiến, phúc lợi và dân sinh chứ không phải mục đích kinh doanh. Dạy thêm xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh, phụ huynh.

Việc phụ huynh trả tiền chỉ mang tính chất bồi dưỡng công sức lao động của thầy cô trong quá trình truyền thụ tri thức. Vậy vấn đề lớn đặt ra là có thể cắt nghĩa, xem giáo dục là kinh doanh được hay không?

“Dạy thêm có được xem là ngành nghề kinh doanh không là câu hỏi lớn. Để trả lời câu hỏi này không thể là một cá nhân hay phạm trù của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố như văn hóa, đặc thù nghề nghiệp, vị trí của nghề giáo trong sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước...

Trong các phiên Quốc hội sắp tới, vấn đề này cần được tiếp tục đưa ra thảo luận, phân tích kỹ lưỡng để tìm đến câu trả lời thỏa đáng nhất” - thầy Nghệ nêu quan điểm.

Quản lý dạy thêm thế nào?

Theo thầy Nghệ, khi dạy thêm được công nhận, đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vấn đề tiếp theo cần đặt ra là quản lý như thế nào. Khi đó, trách nhiệm lại thuộc về các cơ quan quản lý, các bộ, ban ngành.

"Điều kiện về ngành nghề, lâu nay trong thông tư của bộ cũng đã đưa ra những điều kiện về nội dung dạy, giáo án dạy, kích thước phòng học so với số học sinh, người dạy phải có bằng cấp, chuyên môn, cơ sở vật chất, tuyển sinh, đảm bảo mọi tiêu chuẩn, được dạy những nội dung gì… Không thể để tình trạng giáo viên lấy mác “dạy thêm”, vì mục đích lợi nhuận mà làm trái với ý nghĩa cao đẹp vốn có của nghề giáo”.

Dù ủng hộ quan điểm xem xét đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cô Lê Thị Hằng - giáo viên tại Thanh Hóa - lại tỏ ra băn khoăn.

"Về mặt lý thuyết, đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như bộ đang cân nhắc là hoàn toàn hợp lý. Mọi hoạt động dạy thêm, học thêm sẽ được diễn ra công khai, minh bạch thay vì thực hiện chui, lén lút như bấy lâu nay.

Trước nay, Bộ GDĐT cũng đã ban hành quy định về dạy thêm, học thêm nhưng chưa đủ mạnh để áp dụng khi đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh.

Chẳng hạn, ngoại trừ các trung tâm lớn, đa số các thầy cô giáo đều mở các lớp dạy thêm theo quy mô nhỏ lẻ, lớp học tại nhà với số lượng dưới 10 học sinh. Khi đó, rất khó để đáp ứng các tiêu chí về phòng học, số lượng học sinh, cơ sở vật chất, quy định về đóng thuế...

Nếu luật đưa ra chưa nghiêm, còn nhiều kẽ hở, tôi sợ rằng, tình trạng dạy chui, lén mở lớp sẽ tiếp tục diễn ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước rất nhiều. Giáo viên sẵn sàng ép buộc, lôi kéo học sinh đi học vì dạy thêm đã được hợp thức hóa thành ngành nghề kinh doanh" - cô Hằng nhấn mạnh.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Đưa dạy thêm thành ngành nghề kinh doanh, người trong cuộc nói gì?

Tường Vân |

Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) cho rằng, nếu chỉ đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chưa thể giải quyết dứt điểm những bất cập cốt lõi của ngành giáo dục, tìm lối ra cho vấn đề dạy thêm, học thêm.

GS.TS Phạm Tất Dong: Không thể xem dạy thêm như một món hàng kinh doanh

Tường Vân |

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, giáo dục không phải là món hàng kinh doanh. Nếu đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tai hại và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Bản chất việc dạy thêm là không xấu, nhưng quản lý thế nào cho minh bạch?

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng dạy thêm cần được sớm đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hoạt động này diễn ra công khai, minh bạch và có kiểm soát.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Đưa dạy thêm thành ngành nghề kinh doanh, người trong cuộc nói gì?

Tường Vân |

Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) cho rằng, nếu chỉ đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chưa thể giải quyết dứt điểm những bất cập cốt lõi của ngành giáo dục, tìm lối ra cho vấn đề dạy thêm, học thêm.

GS.TS Phạm Tất Dong: Không thể xem dạy thêm như một món hàng kinh doanh

Tường Vân |

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, giáo dục không phải là món hàng kinh doanh. Nếu đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tai hại và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Bản chất việc dạy thêm là không xấu, nhưng quản lý thế nào cho minh bạch?

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng dạy thêm cần được sớm đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hoạt động này diễn ra công khai, minh bạch và có kiểm soát.