Không phân biệt bằng chính quy và tại chức: Chờ Bộ trưởng phán quyết

Bích Hà |

PGS-TS Trần Văn Tớp (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, hiện nay chất lượng đào tạo chính quy và tại chức vẫn khác xa nhau, nên rất khó thực hiện việc không phân biệt văn bằng.

Tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật Giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng tổ chức, nhiều đại biểu đã đưa ra băn khoăn về quy định tại Điều 6 Dự thảo Luật Giáo dục Đại học, đặc biệt sẽ tiến tới không phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức.

PGS -TS Trần Văn Tớp (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) nêu ra một loạt những bất cập nếu áp dụng điều này.

“Giữa 2 loại hình đào tạo vẫn còn khoảng cách do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động, do thời gian tập trung cho việc học tập, quan niệm của cả người học và cơ sở đào tạo.

Trong khi hệ chính quy tuyển rất khắt khe, một số trường xét tuyển theo hồ sơ nhưng chỉ nhằm vào học sinh khá, giỏi. Trong khi đó, việc tuyển sinh hệ đào tạo tại chức dễ hơn.

Nếu hệ không tập trung tuyển sinh chặt chẽ và lấy điểm chuẩn đầu vào như đại học hệ tập trung thì khó, thậm chí không thể tuyển. Ngay cả khi xét tuyển được, khả năng tốt nghiệp của sinh viên hệ này cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung” - PGS-TS Trần Văn Tớp phân tích.

 
PGS –TS Trần Văn Tớp. Ảnh: Thanh Hùng 

Ngoài ra, ông cho rằng người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian để đảm bảo học và tự học. Thời gian tập trung chỉ khoảng 5-6 tháng so với hệ chính quy là 10 tháng/1 năm. 

Từ đó, theo PGS –TS Trần Văn Tớp, đề xuất nêu trong Luật sửa đổi khó khả thi ở thời điểm hiện tại, dù đây là điểm mới, cập nhật theo xu hướng trên thế giới.

Ông cho rằng nó chỉ có thể thực hiện khi mọi quy trình và chất lượng đào tạo phải giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, đến cách thức thi cử và đánh giá. 

Một số đại biểu khác cũng có băn khoăn này.

Trước lo ngại của các đại biểu và dư luận về việc sẽ không phân biệt bằng chính quy và tại chức, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: “Ghi hay không ghi hình thức đào tạo lên văn bằng thì Bộ GDĐT sẽ cân nhắc các ý kiến mà thầy cô, các chuyên gia góp ý. Đa phần các nước trên thế giới không ghi rõ bằng chính quy và bằng không tập trung, nhưng ở nước ta, xét thực tế vẫn còn nhiều lo ngại về chất lượng. Hiện nay trong dự thảo luật chưa quy định rõ, ghi thế nào thì sau này Bộ trưởng sẽ quyết định cụ thể”.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

GS Lâm Quang Thiệp: Định hướng chỉ cấp một loại bằng là đúng

HUYÊN NGUYỄN |

“Một hệ thống giáo dục hiện đại không nên phân biệt chất lượng các loại hình đào tạo, vì chuẩn chất lượng thì chỉ có một! Tuy nhiên, thực tế thì việc cấp bằng hệ không chính quy ở nước ta còn quá dễ dãi”, GS Lâm Quang Thiệp bày tỏ.

Bộ GDĐT lên tiếng về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức

Đặng Chung |

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) đã có ý kiến chính thức về việc hai hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng đại học.

Rối bời tranh luận bằng tại chức, chính quy: Lỗi không ở tấm bằng

QUANG ĐẠI |

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định văn bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia khẳng định, giá trị thực của bằng cấp tại chức không thể bằng chính quy và sự “cào bằng” này sẽ gây nhiều hệ lụy.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

GS Lâm Quang Thiệp: Định hướng chỉ cấp một loại bằng là đúng

HUYÊN NGUYỄN |

“Một hệ thống giáo dục hiện đại không nên phân biệt chất lượng các loại hình đào tạo, vì chuẩn chất lượng thì chỉ có một! Tuy nhiên, thực tế thì việc cấp bằng hệ không chính quy ở nước ta còn quá dễ dãi”, GS Lâm Quang Thiệp bày tỏ.

Bộ GDĐT lên tiếng về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức

Đặng Chung |

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) đã có ý kiến chính thức về việc hai hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng đại học.

Rối bời tranh luận bằng tại chức, chính quy: Lỗi không ở tấm bằng

QUANG ĐẠI |

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định văn bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia khẳng định, giá trị thực của bằng cấp tại chức không thể bằng chính quy và sự “cào bằng” này sẽ gây nhiều hệ lụy.