BỎ QUY ĐỊNH THU-CHI TỰ NGUYỆN:

Không còn khốn khổ vì “lạm thu”

HUYÊN NGUYỄN |

Kể từ ngày 5.2.2018, các trường học công lập trên địa bàn Hà Nội, trừ các trường công lập chất lượng cao, sẽ không được phép thu các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Quy định này khiến nhiều phụ huynh Hà Nội mừng thầm với kỳ vọng không còn khốn khổ vì “lạm thu”.

Không được phép thu

Thu “tự nguyện” đã trở thành nỗi ám ảnh của phụ huynh học sinh mỗi dịp đầu năm học khi hình thức thu này không thể hiện được tính tích cực của xã hội hoá mà hậu quả mang lại vô cùng to lớn là tình trạng “lạm thu” diễn ra khá phổ biến. Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND về việc bãi bỏ quy định thu-chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Quy định này được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng thu tự nguyện trên tinh thần ép buộc đối với phụ huynh thủ đô.

Theo đó, tại Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội đã bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22.11.2013, quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.

Điều 11 của quyết định này có nội dung về thu-chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. “Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường”.

Ngoài việc bãi bỏ Điều 11, UBND TP nêu rõ, các nội dung khác của Quy định kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND như thu-chi phục vụ bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm, nước uống; dạy thêm, học thêm, quà tặng, đồng phục trong nhà trường... giữ nguyên giá trị pháp lý. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5.2.2018.

Nguyễn Văn Tuyền - công nhân một Cty về sơn, có 2 con đang học lớp 1 và lớp 6 tại Đông Anh, Hà Nội - cho biết: “Mỗi năm, cứ dịp đầu năm học là gia đình tôi lại vô cùng lo lắng bởi các khoản đóng góp. Đặc biệt là các khoản thu trên tinh thần tự nguyện nhưng thực chất là không hề tự nguyện...”.

Tránh biến tướng

Vui mừng trước quyết định này của UBND TP.Hà Nội, tuy nhiên nhiều phụ huynh cũng đứng trước lo ngại về việc các khoản thu sẽ có những biến tướng. Theo tiết lộ của một phụ huynh tại quận Thanh Xuân cho biết: “Các trường rất “thông minh” để “lách luật”, thậm chí là tìm mọi cách để có thể tận thu các khoản. Đầu năm vừa rồi, khi các đơn vị quản lý và báo chí làm “mạnh tay” trong thu-chi sai quy định tại các trường thì hầu hết các trường đều “án binh bất động”. Họ chỉ thu một số ít và theo đúng quy định. Thế nhưng, khi dư luận đã “nguội” thì các trường lại bắt tay vào “mùa thu”. Thậm tệ hơn, ngày trước chúng ta có “mùa thu” là vào đầu năm học thôi nhưng bây giờ các trường chia lẻ ra thu theo từng tháng một. Nhiều phụ huynh tinh ý sẽ không thể phát hiện ra chiêu trò tinh vi đó của các trường”.Đồng tình với lo ngại trên, ông Võ Quốc Bình (phụ huynh học sinh ở TP.Hồ Chí Minh, người đã mạnh mẽ lên án về các khoản lạm thu, đồng thời viết đơn lên Văn phòng Chính phủ, kiến nghị giải tán Hội phụ huynh học sinh) cho rằng: “Bản chất của vấn đề là chúng ta cần kiểm soát lạm thu thực sự. Các trường có thể được thu và nên thu nhưng phải là những khoản hợp lý. Thu khoản nào thì cần minh bạch. Tôi chỉ sợ bỏ quy định này các trường sẽ “đẻ” ra quy định khác với nhiều khoản thu khác nhau...” - ông Bình thẳng thắn nói.

Đồng thời, phụ huynh này kiến nghị cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp kỷ luật thật nặng đối với những vi phạm về thu-chi tại các trường. Ngoài ra, ông Võ Quốc Bình cũng đề xuất: “Thậm chí, Nhà nước có thể tăng học để giải quyết nhu cầu thiết yếu cho việc dạy và học. Mặt khác, siết thật chặt tất cả các khoản thu bởi cứ cho phép thu là sẽ có “lách luật””.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.