Khó khăn vận động học sinh đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk quay lại trường

BẢO TRUNG |

Tại những vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, việc khắc phục tình trạng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học vẫn là vấn đề hết sức khó khăn của chính quyền lẫn giáo viên các trường.

Gian nan vận động học sinh quay lại lớp

Với khuôn mặt vẫn còn thơ ngây, em Giàng Thị Dung - Trường Phổ thông dân tộc bán trú -THCS Tô Hiệu (huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) - chia sẻ: "Em dù đang ở tuổi đi học nhưng em muốn lấy chồng, vì em đã biết yêu. Em muốn lấy người mình yêu. Sau này về nhà chồng, chồng làm gì em làm đó, không cần nghĩ ngợi nhiều".

Nhiều thầy cô trong trường đã lặn lội hàng chục cây số đến nhà để khuyên bảo Dung nên tiếp tục đến trường, nhưng vẫn không lay chuyển được quyết định của em này.

 
Dù đã được thầy cô vận động nhiều lần nhưng Giàng Thị Dung vẫn quyết bỏ học. Ảnh: Bảo Trung

Dung vẫn quyết bỏ học, chạy theo tiếng gọi tình yêu và đi lấy chồng, mặc dù chỉ còn hơn 3 tháng nữa là tốt nghiệp THCS.

Ông Giàng Seo Cù (xã Cư Drăm, huyện Krông Bông), là bố của Giàng Thị Dung, cũng nhiều lần khuyên răn mong con đi học trở lại để biết thêm nhiều kiến thức. Tuy nhiên, ngày Dung đem chồng xuống nhà hỏi cưới (theo phong tục bản địa - PV) thì ông Giàng Seo Cù cũng bất lực thuận theo ý con mình.

Giáo viên ở Đắk Lắk vượt đường xa về tận nhà học sinh khuyên các em quay lại trường. Ảnh: Bảo Trung
Giáo viên ở Đắk Lắk vượt đường xa về tận nhà học sinh khuyên các em quay lại trường. Ảnh: Bảo Trung

Chị Bùi Thị Thủy, giáo viên Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, huyện Cư M’Gar - cho biết: "Bố mẹ một số học sinh mải lo làm ăn, không quan tâm con cái. Thậm chí khi cô giáo hỏi thì cũng không biết con mình ở đâu, rồi cứ thế các cháu nghỉ học. Có khi đến mùa thu hoạch cà phê, mùa tiêu, học sinh đi làm thì có tiền, còn đến lớp lại không có tiền nên nghỉ, nghỉ nhiều lại thành thói quen rồi bỏ học luôn".

Theo ông Nguyễn Văn Kiên (Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Tô Hiệu): Một vài cặp tảo hôn, do yêu sớm, tìm hiểu nhau và tiến tới hôn nhân. Như đồng bào Mông thì trọng lời hứa, nhà trai xin cưới dù các thầy cô có vận động cách nào đi chăng nữa thì cũng không thay đổi được.

Giáo viên đến từng nhà vận động học sinh đến trường. Ảnh: Bảo Trung
Giáo viên đến từng nhà vận động học sinh đến trường. Ảnh: Bảo Trung

Tìm cách cải thiện

Thống kê của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đắk Lắk: Từ năm 2019 đến 2022, ở cấp tiểu học có 984 em bỏ học. Đối với cấp THPT, trong 4 năm qua, địa phương có 5084 em bỏ học (trong đó có 2.327 em người dân tộc thiểu số).

Tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số gia đình buông lỏng quản lý, ít quan tâm đến việc học của con em mình, dẫn đến học sinh lơ là, ham chơi, không tập trung học tập dẫn đến sức học yếu, kém; hoặc có bạn bè, người thân đi làm ăn xa ra rễ, lôi kéo bỏ học để đi kiếm tiền...

Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, muốn nghỉ học đi lao động phụ giúp gia đình. Do ảnh hưởng một số hủ tục, tập quán lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến nạn tảo hôn, học sinh bỏ học để lập gia đình.

Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk đang tìm cách cải thiện tình trạng học sinh bỏ học. Ảnh: Bảo Trung
Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk đang tìm cách cải thiện tình trạng học sinh bỏ học. Ảnh: Bảo Trung

Lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho hay, trong những năm qua, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện nhiều giải pháp để duy trì số lượng học sinh, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, vào đầu mỗi năm học, các trường tổ chức điều tra, thống kê số trẻ có nguy cơ bỏ học, phân loại và có biện pháp tác động phù hợp. Các học sinh cá biệt, chậm tiến thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ với phụ huynh để có biện pháp quản lý, giáo dục. Các trường phải giảm thiểu tối đa các khoản thu từ đầu năm, hỗ trợ các em học sinh vùng sâu vùng xa.

Hiện, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, bán trú đối với cấp tiểu học để các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày để cho phụ huynh an tâm làm việc không để các cháu nhỏ ở nhà một mình.

Nhà trường, các bộ địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh người dân tộc thiểu số đưa con em đến trường đi học. Các trường tiếp tục tăng cường thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS, giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh THCS, THPT để các em có định hướng nghề nghiệp phù hợp, tránh tình trạng giảm sút động cơ học tập và dẫn đến bỏ học.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Con em đồng bào dân tộc thiểu số hào hứng đi nghĩa vụ quân sự

Thuận Thiên |

Bắc Kạn - Phần lớn các tân binh thực hiện nghĩa vụ quân sự là con em đồng bào các dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, H'Mông, Dao, Sán Chí…

Em ước các bạn học sinh dân tộc thiểu số có sách vở đến trường

Trang Hà |

Xuân về, Tết đến, nơi rẻo cao Tây Bắc đang ngập tràn sắc đào phai, ở đó có các bạn học sinh má đỏ hây hây mang trong mình những ước vọng mới.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Hàng trăm ngân hàng Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản như SVB

Song Minh |

Gần 200 ngân hàng Mỹ phải đối mặt với rủi ro tương tự rủi ro dẫn đến sự sụp đổ và phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB).

Thái Bình: Thuê đất nghĩa trang của xã xây dựng cửa hàng điện máy trái phép

TRUNG DU |

Sau khi được UBND xã Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cho thuê, giao khoán 471 m2 đất quy hoạch nghĩa trang tại ngã tư thôn Phương Cáp, hộ ông Phạm Đức Thụy đã xây dựng trái phép công trình kiên cố để kinh doanh cửa hàng điện máy mà không bị ngăn chặn, xử lý.

Lừa đảo khoá thuê bao, báo tin "con bị tai nạn”, cách nào để kiểm chứng?

Nhóm PV |

Lừa đảo qua điện thoại là một trong các phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay khiến không ít người mắc bẫy. Gần đây nhất là lừa đảo liên quan đến gọi điện thoại báo tin "con bị tai nạn”, hoặc cuộc gọi đe doạ SIM sẽ bị khoá. Vậy làm thế nào để ngăn chặn và phòng tránh cuộc gọi lừa đảo?

Quy định quản lý tiền công đức chính thức có hiệu lực

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ ngày 19.3, Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội chính thức có hiệu lực.

Hiện trạng 3 tuyến đường ở Khu đô thị Thủ Thiêm vừa được đề nghị bàn giao

Anh Tú |

TPHCM - Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải) vừa đề nghị chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh nhanh chóng sửa chữa và tổ chức nghiệm thu hệ thống chiếu sáng, tín hiệu giao thông, hệ thống thoát nước… để bàn giao ba tuyến đường Tố Hữu, Nguyễn Thiện Thành, Bùi Thiện Ngộ (R2, R3, R4) trong Khu đô thị Thủ Thiêm cho cơ quan quản lý.

Con em đồng bào dân tộc thiểu số hào hứng đi nghĩa vụ quân sự

Thuận Thiên |

Bắc Kạn - Phần lớn các tân binh thực hiện nghĩa vụ quân sự là con em đồng bào các dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, H'Mông, Dao, Sán Chí…

Em ước các bạn học sinh dân tộc thiểu số có sách vở đến trường

Trang Hà |

Xuân về, Tết đến, nơi rẻo cao Tây Bắc đang ngập tràn sắc đào phai, ở đó có các bạn học sinh má đỏ hây hây mang trong mình những ước vọng mới.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.