Hơn 10 ngày học trực tiếp, Long An ghi nhận gần 190 học sinh mắc COVID-19

An Long |

Long An - Sau hơn 10 ngày học sinh mầm non và Tiểu học ở tỉnh Long An đến trường học trực tiếp nhiều phụ huynh vẫn luôn quan tâm và theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 ghi nhận tại nhà trường. Trong khi đó, ngành giáo dục và các địa phương cũng chủ động và linh hoạt trong công tác dạy và học gắn với phòng, chống dịch.

Từ ngày 14.2, hơn 137.000 học sinh tiểu học và hàng nghìn học sinh mầm non tại tỉnh Long An đã đến trường học trực tiếp. Theo đó, đối với cấp giáo dục mầm non học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ.

Theo thống kê của ngành giáo dục, từ ngày 14.2 đến nay, ở cấp mầm non và tiểu học đã ghi nhận 187 học sinh, 27 giáo viên và 3 cán bộ quản lý bị mắc COVID-19. Trong đó, cấp Tiểu học có 165 học sinh, 12 giáo viên và 3 cán bộ quản lý; đối với mầm non có 22 trẻ, 15 giáo viên mắc COVID-19.

Để việc đến trường học hiệu quả, an toàn, ngành giáo dục và UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường tổ chức tuyên truyền, tập huấn, xử lý tình huống xảy ra dịch trong quá trình tổ chức dạy học.

Ngành giáo dục Long An tổ chức theo dõi chặt chẽ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với việc cho học sinh trở lại học trực tiếp. Ảnh: An Long
Ngành giáo dục Long An tổ chức theo dõi chặt chẽ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với việc cho học sinh trở lại học trực tiếp. Ảnh: An Long

Theo ông Nguyễn Văn Thở - Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, trước lúc trở lại học trực tiếp, ngành giáo dục đã triển khai các phương án phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các điều kiện để đón trẻ và học sinh trở lại trường học tập trực tiếp.

Đồng thời, các trường tổ chức họp phụ huynh trẻ, học sinh để triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngành giáo dục cũng tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học và tổ chức dạy bù đảm bảo đúng chương trình giáo dục quy định.

Các trường mầm non, trường có học sinh tiểu học hoàn tất phương án phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường.

Nhìn chung, sau thời gian trở lại học tiếp của 2 cấp học THPT và THCS thì các trường đã có sự chủ động và xây dựng các kế hoạch phù hợp đảm bảo công tác dạy và học gắn với phòng, chống dịch COVID-19. Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 được các nhà trường chủ động quan tâm, thực hiện, qua đó hạn chế sự lây lan rộng của dịch bệnh trong trường học.

An Long
TIN LIÊN QUAN

80% học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần

Huyên Nguyễn |

Nhiều học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần, chưa sẵn sàng cho việc đi học trở lại... Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Trở lại trường học sau đại dịch – biến thách thức thành cơ hội” do Trung tâm Hỗ trợ Giảng dạy, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức.

Ninh Bình: Số ca F0 tăng cao, học sinh tiểu học tạm dừng đến trường

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số F0 tăng cao, mỗi ngày có trên 2.000 ca mắc mới, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo học sinh tiểu học tạm dừng đến trường.

Một học sinh F0, cả lớp xét nghiệm: Lo ngại làm học sinh sợ hãi

Huyên Nguyễn |

Nhà trường không có kinh phí, khó khăn trong mua kit test hay lo ngại test nhiều khiến học sinh sợ hãi đang là vấn đề được nhiều trường học lo ngại với hướng dẫn một học sinh F0, cả lớp xét nghiệm vừa được Bộ Y tế ban hành.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

80% học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần

Huyên Nguyễn |

Nhiều học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương sức khoẻ tinh thần, chưa sẵn sàng cho việc đi học trở lại... Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Trở lại trường học sau đại dịch – biến thách thức thành cơ hội” do Trung tâm Hỗ trợ Giảng dạy, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức.

Ninh Bình: Số ca F0 tăng cao, học sinh tiểu học tạm dừng đến trường

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số F0 tăng cao, mỗi ngày có trên 2.000 ca mắc mới, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo học sinh tiểu học tạm dừng đến trường.

Một học sinh F0, cả lớp xét nghiệm: Lo ngại làm học sinh sợ hãi

Huyên Nguyễn |

Nhà trường không có kinh phí, khó khăn trong mua kit test hay lo ngại test nhiều khiến học sinh sợ hãi đang là vấn đề được nhiều trường học lo ngại với hướng dẫn một học sinh F0, cả lớp xét nghiệm vừa được Bộ Y tế ban hành.