Học trực tuyến để... giảm ùn tắc giao thông

đặng chung |

Từ một giải pháp tình thế trong  bối cảnh học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch COVID-19, dạy học trực tuyến đã giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số về lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai, nếu phương thức dạy học này được công nhận chính thức, sẽ không chỉ giúp học sinh, sinh viên có thêm thời gian nghỉ hè, tiết giảm các chi phí xã hội, mà còn là “chìa khóa” để giải quyết bài toán áp lực giao thông cho các đô thị lớn.

Học online sẽ giảm lượng lớn phương tiện lưu thông trên đường

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang xây dựng dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, từ xa, dạy học trên truyền hình. Nếu kịp, từ năm học tới, dạy học trực tuyến sẽ được xem là một phương thức dạy học chính thức được sử dụng trong các nhà trường.

Với các trường đại học, việc tổ chức dạy trực tuyến sẽ thực hiện trên nguyên tắc, các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2 sẽ không quá 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo. Với bậc phổ thông, dạy học trực tuyến sẽ được xem là phương thức song hành với dạy học trực tiếp trên lớp.

Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục coi đây là cơ hội để quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi số. Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học; qua đó giải phóng năng lượng lớn cho giáo viên, giảm tải các thủ tục hành chính.

Vấn đề là sau khi dạy học trực tuyến được công nhận ở Việt Nam, phương thức này sẽ được triển khai như thế nào trong các nhà trường? Làm thế nào để phát huy hiệu quả của nó? Hiện có một số ý kiến đề xuất, nên áp dụng dạy học trực tuyến vào các tiết đầu giờ hoặc cuối giờ, để góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khung giờ cao điểm tại các đô thị lớn.

Về đề xuất này, PGS-TS Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh cho rằng, có thể khả thi và triển khai được trong thực tế.  Các trường có thể thiết kế 20% chương trình học online, nếu thực hiện được như vậy thì đã giảm lượng lớn học sinh ra đường. Học sinh không đi học ở trường thì phụ huynh cũng không phải ra đường để đưa đón, qua đó sẽ giảm được lượng xe  lưu thông. Nhưng PGS Hải lưu ý, trước tiên việc dạy học trực tuyến nên áp dụng với bậc đại học và THPT trước.

“Lâu nay chúng ta vẫn quen cách học “face to face”, tức là học trực tiếp trên lớp. Vừa qua dịch COVID-19 là một thách thức, nhưng cũng là cơ hội để ngành giáo dục thử nghiệm phương thức dạy học mới. Rất nhiều khóa học trực tuyến đã được triển khai, rồi các cơ quan cũng đẩy mạnh việc họp trực tuyến, làm việc trực tuyến và thực tế đã chứng minh việc này vẫn đem lại hiệu quả” - PGS.TS Bùi Xuân Hải cho biết.

Đồng quan điểm, TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường Đại học-Cao đẳng Việt Nam) cho rằng, nếu đẩy mạnh dạy học trực tuyến sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là giúp người dạy và người học làm quen với công nghệ, với phương thức học tập mới được nhiều nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng. Tiếp theo giúp giảm thời gian học sinh học tập trên lớp. Tuy nhiên, TS Khuyến cho rằng không nên quy định một cách cứng nhắc khung giờ thực hiện dạy học trực tuyến, mà nên để các trường tự linh động.

PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải - cũng đồng tình học online sẽ giảm lượng lớn phương tiện lưu thông trên đường, phần nào giải quyết được bài toán ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn hiện nay. Nhưng ông cho rằng, việc tổ chức dạy học trực tuyến như thế nào, vào thời điểm nào cần tính toán một cách hợp lý.

Không nên dạy học trực tuyến theo phong trào

Thời gian qua, cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đều hưởng ứng, triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến. Tại Hà Nội và TPHCM, 100% học sinh được học trực tuyến trong mùa dịch. Ở vùng sâu, vùng xa, nhiều học sinh, sinh viên đã dựng lán giữa đồi để “bắt sóng”, tham gia học online.  Tinh thần, nỗ lực đó rất đáng được biểu dương, nhưng theo nhiều giáo viên, sau một thời gian triển khai, việc dạy học trực tuyến còn có nhiều khó khăn.

Thực tế thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, với nhiều giáo viên mới dừng ở trình chiếu trên lớp học trực tiếp, nên khi bước vào môi trường dạy học trực tuyến, thầy cô có nhiều bỡ ngỡ. Thiếu phương tiện học trực tuyến, đường truyền chưa ổn định... cũng là những thách thức đặt ra.

Vì điều này, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, thời gian tới, khi dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, từ xa, dạy học trên truyền hình được ban hành, thì chỉ nên áp dụng ở những nơi có điều kiện, như các thành phố lớn, nơi cả người học và người dạy đã có những chuẩn bị và sẵn sàng thực hiện phương thức dạy học mới. Không nên thực hiện theo kiểu hô hào, phong trào, vừa không hiệu quả mà còn tạo áp lực lên người dạy và người học.

Còn theo PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải, thời lượng học trực tuyến có thể quy định là 20% số tín chỉ, chương trình dạy, nhưng nên triển khai theo cách: Phần lý thuyết sẽ thực hiện dạy trực tuyến còn phần thực hành, thảo luận bắt buộc phải học tập trung trên lớp.

“Với các trường đại học hiện nay, sinh viên lên lớp 5 buổi/tuần thì sau này khi dạy học trực tuyến được công nhận, nhà trường sẽ sắp xếp để sinh viên chỉ cần lên lớp 3-4 buổi, còn lại sẽ học trực tuyến.

Nếu thực hiện được điều này cũng đã giảm thời gian người học phải đến trường học tập trung, góp phần giảm được ùn tắc giao thông” - PGS Nguyễn Thanh Chương “hiến kế”.

Sẽ đưa học trực tuyến vào dạy  trong nhà trường từ năm học tới

Đó là thông tin từ  ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT). Theo đó,  khi đưa dạy học trực tuyến trở thành phương thức dạy học chính thức trong nhà trường sẽ tạo ra ý nghĩa xã hội rất lớn, như giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường. Người học cũng dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên để tiến hành học tập mọi lúc, mọi nơi.Đặng Chung

Dạy học trực tuyến để tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh

Tại Hội nghị trực tuyến với 63 Sở GDĐT và 34 trường đại học về đánh giá chất lượng dạy học từ xa, qua Internet, trên truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đại dịch tạo ra áp lực, nhưng ngành giáo dục đã chuyển áp lực thành động lực.

Cơ bản phương thức dạy học trực tuyến đối với các cấp học đều có kết quả tích cực. Qua khảo sát, các tỉnh đều đạt trung bình trên 80% học sinh được tiếp cận với hình thức dạy học từ xa, qua Internet, trên truyền hình, riêng khu vực thành phố và vùng thuận lợi là trên 90%. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, qua mùa đại dịch có thể nói, kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số của học sinh, giáo viên đã được nâng cao. Khảo sát ban đầu sau khi học sinh trở lại trường cũng cho thấy, chất lượng dạy và học từ xa đảm bảo. Bộ trưởng GDĐT khẳng định, tới đây phương thức dạy học qua Internet, trên truyền hình sẽ tiếp tục được triển khai, đây không phải là phương thức tình thế mà là phương thức cộng hưởng với trực tiếp. Bích Hà

đặng chung
TIN LIÊN QUAN

Sẽ công nhận dạy học trực tuyến là phương thức sử dụng trong nhà trường

Đặng Chung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, ngành giáo dục sẽ quyết tâm thực hiện tốt, làm bài bản, có căn cứ pháp lý để coi dạy học trực tuyến là phương thức được sử dụng chính thức trong nhà trường.

Trường nghề tiếp tục đào tạo, công nhận kết quả học trực tuyến

ANH THƯ |

Không chỉ ứng phó trong thời kỳ dịch bệnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng cần đẩy mạnh đào tạo trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành xu hướng đào tạo mới trong tương lai.

Đắk Lắk: Vẫn duy trì phần mềm học trực tuyến hỗ trợ ôn tập, học thêm

BẢO TRUNG |

Hiện, học sinh các cấp ở Đắk Lắk đã đến trường trở lại sau đợt nghỉ dài ngày do ảnh hưởng của dịch COVID-19; tuy vậy, cấp tiểu học, THCS và THPT ở tỉnh vẫn phải duy trì sử dụng phần mềm học trực tuyến đã được cung cấp trước đó để lấy đề cương, tài liệu nhằm ôn tập, củng cố kiến thức lại bài vở đã học...

Hà Nội tặng máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học trực tuyến

Bích Hà |

Ngày 27.4, Sở GDĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phát động chương trình “Máy tính cho em” nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện tham gia học tập trực tuyến.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Sẽ công nhận dạy học trực tuyến là phương thức sử dụng trong nhà trường

Đặng Chung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, ngành giáo dục sẽ quyết tâm thực hiện tốt, làm bài bản, có căn cứ pháp lý để coi dạy học trực tuyến là phương thức được sử dụng chính thức trong nhà trường.

Trường nghề tiếp tục đào tạo, công nhận kết quả học trực tuyến

ANH THƯ |

Không chỉ ứng phó trong thời kỳ dịch bệnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng cần đẩy mạnh đào tạo trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành xu hướng đào tạo mới trong tương lai.

Đắk Lắk: Vẫn duy trì phần mềm học trực tuyến hỗ trợ ôn tập, học thêm

BẢO TRUNG |

Hiện, học sinh các cấp ở Đắk Lắk đã đến trường trở lại sau đợt nghỉ dài ngày do ảnh hưởng của dịch COVID-19; tuy vậy, cấp tiểu học, THCS và THPT ở tỉnh vẫn phải duy trì sử dụng phần mềm học trực tuyến đã được cung cấp trước đó để lấy đề cương, tài liệu nhằm ôn tập, củng cố kiến thức lại bài vở đã học...

Hà Nội tặng máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học trực tuyến

Bích Hà |

Ngày 27.4, Sở GDĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phát động chương trình “Máy tính cho em” nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện tham gia học tập trực tuyến.