Học sinh tăng, giáo viên thiếu, cử tri kiến nghị bổ sung biên chế hằng năm

Vương Trần |

Cử tri tỉnh Hà Tĩnh phản ánh việc số học sinh đang tăng, số lớp tăng, song lại không có nguồn biên chế giáo viên để bổ sung. Do đó, cử tri đề nghị xem xét giao bổ sung biên chế giáo viên hằng năm cho tỉnh để đảm bảo công tác dạy và học.

Bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”

Bộ Nội vụ vừa có trả lời kiến nghị của cử tri liên quan tới nội dung về tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị, trong đó có biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cụ thể, cử tri tỉnh Hà Tĩnh nêu kiến nghị: Kết luận số 40-KL/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 quy định “Giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

“Tuy vậy, viên chức giáo viên chiếm tỷ lệ phần lớn biên chế tại địa phương, trong khi số học sinh đang tăng, số lớp tăng nhưng không có nguồn biên chế giáo viên để bổ sung (nhất là bậc tiểu học, trung học cơ sở). Vì vậy, đề nghị xem xét giao bổ sung biên chế giáo viên hằng năm cho tỉnh để đảm bảo công tác dạy và học” - cử tri tỉnh Hà Tĩnh nêu kiến nghị.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, bảo đảm giai đoạn 2022-2026 giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không giảm số lượng người làm việc) so với năm 2021 (không bao gồm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp).

Theo đó, đối với biên chế giai đoạn 2022-2026, Bộ Chính trị đã quản lý theo mục tiêu và giao trách nhiệm cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Trong đó, đối với các địa phương, căn cứ số giao của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy có trách nhiệm lãnh đạo việc quản lý, sử dụng và phân bổ biên chế cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương (bao gồm các cơ sở giáo dục), bảo đảm không vượt quá số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

Để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, trong đó đã bổ sung 65.980 biên chế giáo viên giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 là 27.850 biên chế giáo viên (trong đó tỉnh Hà Tĩnh được bổ sung 297 biên chế).

Trên cơ sở đề nghị của các địa phương (trong đó có tỉnh Hà Tĩnh), Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ và đã có ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023-2024 cho từng địa phương.

Bộ Nội vụ đề nghị, UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số biên chế giáo viên được giao bổ sung theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, vị trí việc làm, cơ cấu môn học theo từng cấp học.

Thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh

Theo Bộ Nội vụ, trường hợp số biên chế giáo viên được giao bổ sung đối với từng cấp học vẫn còn thiếu so với định mức, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh căn cứ quy định về định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định số giáo viên sẽ thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30.12.2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, để vừa thực hiện mục tiêu tinh giản 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017, vừa bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì có giáo viên” tại các cơ sở giáo dục, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền, trên cơ sở đó đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Tạo điều kiện cơ cấu lại số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính...

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Quy định mới nhất về định mức biên chế giáo viên từ ngày 16.12.2023

TRÀ MY |

Định mức biên chế giáo viên từ 16.12.2023 là nội dung đáng chú ý được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nêu tại Thông tư 19 và Thông tư 20 năm 2023. Dưới đây là chi tiết định mức biên chế giáo viên của từng cấp học.

3 chính sách về tinh giản biên chế giáo viên cần biết

Vân Trang |

Dưới đây là 3 chính sách về tinh giản biên chế sẽ ảnh hưởng đến giáo viên.

Xem xét phân bổ biên chế giáo viên cho tỉnh Bắc Ninh

Cẩm Hà |

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét quyết định phân bổ biên chế giáo viên.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Quy định mới nhất về định mức biên chế giáo viên từ ngày 16.12.2023

TRÀ MY |

Định mức biên chế giáo viên từ 16.12.2023 là nội dung đáng chú ý được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nêu tại Thông tư 19 và Thông tư 20 năm 2023. Dưới đây là chi tiết định mức biên chế giáo viên của từng cấp học.

3 chính sách về tinh giản biên chế giáo viên cần biết

Vân Trang |

Dưới đây là 3 chính sách về tinh giản biên chế sẽ ảnh hưởng đến giáo viên.

Xem xét phân bổ biên chế giáo viên cho tỉnh Bắc Ninh

Cẩm Hà |

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét quyết định phân bổ biên chế giáo viên.