Học sinh Đà Nẵng thi “Rung chuông vàng” về phòng ngừa xâm hại trẻ em

THÚY HIỀN |

Ngày 16.3, 120 học sinh tại Đà Nẵng tham dự cuộc thi "Rung chuông vàng" tại Nhà hát Trưng Vương. Nội dung của cuộc thi liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại, đặc biệt là trong môi trường internet.

Cuộc thi nằm trong chuỗi hoạt động của ngày hội “Công tác xã hội với phòng ngừa xâm hại trẻ em” do Sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng tổ chức tại Nhà hát Trưng Vương vào ngày 16.3. Ngày hội còn có nhiều hoạt động khác như trò chơi dân gian, vẽ tranh, diễn văn nghệ về đề tài bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại.

120 em học sinh tham gia phần thi “Rung chuông vàng” với chủ đề phòng ngừa xâm hại trẻ em
120 học sinh tham gia phần thi “Rung chuông vàng” với chủ đề phòng ngừa xâm hại trẻ em

Các thí sinh tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng” cùng nhau chinh phục 3 phần thi lần lượt là Khởi động, Tăng tốc và Về đích với 25 câu hỏi. Các câu hỏi trong lần này đều đề cập đến Luật trẻ em, kiến thức và kỹ năng cơ bản để các em tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại như “Khi được một người lạ tặng quà, trẻ em nên làm như thế nào?”, “Trẻ em có mắc lỗi gì không khi bị xâm hại?”, “Độ tuổi trẻ em được quy định trong Luật là bao nhiêu?”…

Những thí sinh xuất sắc nhất còn “bám trụ” tại sàn thi đấu
Những thí sinh xuất sắc nhất còn “bám trụ” tại sàn thi đấu

Thông qua hình thức cuộc thi, ban tổ chức hi vọng các em học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa xâm hại, các ứng xử cơ bản trong những trường hợp xấu xảy ra như gọi điện đến đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111, giáo dục trẻ tránh nạn dâm ô bằng quy tắc 5 ngón tay…

Ngày hội thu hút sự tham gia của hơn 800 học sinh đến từ các trường thuộc 7 quận huyện và 5 cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đây không chỉ là sân chơi cho trẻ mà còn là diễn đàn để các em có thể nêu lên tiếng nói, suy nghĩ của mình về vấn đề bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt là trong môi trường mạng internet.

Đội cứu trợ của cuộc thi “Rung chuông vàng”
Đội cứu trợ của cuộc thi “Rung chuông vàng”.
Phần thi sân khấu hóa, thuyết trình tranh vẽ trong ngày hội
Phần thi sân khấu hóa, thuyết trình tranh vẽ trong ngày hội
Phần thi sân khấu hóa, thuyết trình tranh vẽ trong ngày hội.
Các em học sinh say mê theo dõi chương trình
Các em học sinh say mê theo dõi chương trình
Các em học sinh say mê theo dõi chương trình.

THÚY HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Dạy trẻ kỹ năng gì để tránh bị xâm hại tình dục

TẠ QUANG T/H |

Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em được các chuyên gia về giới tính và trẻ em khuyến nghị cha mẹ và nhà trường nên giáo dục cho trẻ.

Làm thế nào để trẻ không rơi vào hoàn cảnh bị "sờ mông, sờ đùi"?

An An (TH) |

Phụ huynh cần dạy trẻ về những nguyên tắc bảo vệ vùng nhạy cảm trên cơ thể để trẻ có thể tự bảo vệ chính mình, từ đó giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục.

Làn sóng video độc hại: An toàn cho trẻ không còn ở phía sau cánh cửa

ANH THƯ |

Trò chơi nguy hại như "Cá voi xanh" hay thử thách hướng dẫn trẻ tự sát Momo khiến cộng đồng phụ huynh trong và ngoài nước "dậy sóng". Không chỉ là những nguy cơ hiện hữu ngoài đời thực, trẻ em còn đối mặt với những hiểm nguy tiềm tàng trong môi trường mạng.

Trẻ trở thành “con mồi hồn nhiên” trong làn sóng video độc hại

Thế Lâm |

Trong những ngày truyền thông quốc tế dậy sóng vì sự trở lại của nhân vật ma quái Momo Challenge (Thử thách Momo) thể hiện trong nhiều clip trên YouTube, báo Guardian (Anh) đã đưa ra nhận xét về YouTube rằng “hệ thống này sinh ra để kiếm tiền và views, không phải để giáo dục trẻ em”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Dạy trẻ kỹ năng gì để tránh bị xâm hại tình dục

TẠ QUANG T/H |

Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em được các chuyên gia về giới tính và trẻ em khuyến nghị cha mẹ và nhà trường nên giáo dục cho trẻ.

Làm thế nào để trẻ không rơi vào hoàn cảnh bị "sờ mông, sờ đùi"?

An An (TH) |

Phụ huynh cần dạy trẻ về những nguyên tắc bảo vệ vùng nhạy cảm trên cơ thể để trẻ có thể tự bảo vệ chính mình, từ đó giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục.

Làn sóng video độc hại: An toàn cho trẻ không còn ở phía sau cánh cửa

ANH THƯ |

Trò chơi nguy hại như "Cá voi xanh" hay thử thách hướng dẫn trẻ tự sát Momo khiến cộng đồng phụ huynh trong và ngoài nước "dậy sóng". Không chỉ là những nguy cơ hiện hữu ngoài đời thực, trẻ em còn đối mặt với những hiểm nguy tiềm tàng trong môi trường mạng.

Trẻ trở thành “con mồi hồn nhiên” trong làn sóng video độc hại

Thế Lâm |

Trong những ngày truyền thông quốc tế dậy sóng vì sự trở lại của nhân vật ma quái Momo Challenge (Thử thách Momo) thể hiện trong nhiều clip trên YouTube, báo Guardian (Anh) đã đưa ra nhận xét về YouTube rằng “hệ thống này sinh ra để kiếm tiền và views, không phải để giáo dục trẻ em”.