Học sinh các cấp tại TPHCM tăng chóng mặt: Đau đầu lo chuyện học 2 buổi

Anh Nhàn |

Năm nay, TPHCM tăng hơn 54.000 học sinh trong khi số học phòng học mới không đủ đáp ứng. Việc đảm bảo học 2 buổi/ngày với tất cả học sinh là điều chẳng dễ dàng. 

Khó đáp ứng học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh 

Dân số TPHCM bình quân 1 năm tăng 200.000 người, lại chỉ phân bố tập trung vào 1 vài quận, huyện ngoại thành kéo theo áp lực lớn về nhà ở, việc làm, học tập, an sinh xã hội. Ngày khai giảng năm học mới cận kề, chính quyền thành phố đang bàn tính nhiều giải pháp để học sinh có thể học 2 buổi/ngày.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM nhìn nhận, số học sinh tiểu học và THCS tăng chủ yếu tại quận/huyện ngoại thành, gồm 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi.

Theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh sẽ học 2 buổi/ngày ở tất cả các lớp, chứ không riêng lớp 1. Trong khi đó, TPHCM còn 6 quận, huyện chưa đạt 2 buổi/ngày. Đây là điều khó mà không thể giải quyết trong một sớm một chiều. 

Trước sự việc hàng ngàn học sinh có nguy cơ không được vào lớp 1 công lập, ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng - Phó Trưởng phòng phụ trách chuyên môn Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT TPHCM khẳng định, 100% học sinh tại TPHCM sẽ được vào học lớp 1 đúng quy định.

Với một số trường không đủ điều kiện, sẽ không bố trí 2 buổi/ngày nhưng sẽ học tăng cường 6 buổi/tuần. Điều này cũng đủ điều kiện tối thiểu để dạy học chương trình mới. Những nội dung mang tính tự chọn thì có thể cân nhắc để dạy. 

Với học sinh các khối khác, sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu 2 buổi/ngày vì không đủ cơ sở vật chất.

"Khi ưu tiên chỗ này thì chỗ khác phải co lại một chút. Sẽ giảm bớt sĩ số 2 buổi/ngày của các khối khác để có chỗ học cho học sinh lớp 1. Nhiệm vụ năm học sau sẽ còn khó hơn, khi lớp 1 tạo điều kiện như vậy, các em lên lớp 2 sẽ phải làm sao. Rồi khi lên lớp 3, khó khăn sẽ tăng lên một chút nữa" - ông Hoàng nói.

Kế hoạch về lâu dài, TPHCM đang tính toán tiếp tục xây dựng trường học theo kế hoạch mà thành phố đặt ra giai đoạn 2020-2025, chỉ tiêu là 300 phòng học/10.000 dân, sĩ số sẽ là 35 học sinh/lớp.

Song song đó, Sở GDĐT sẽ tham mưu với các sở, ban ngành khác, xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ tiểu học ngoài công lập có hoàn cảnh khó khăn.

Khi tìm việc làm, phụ huynh cần tính toán chỗ học của con em

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho rằng, tinh thần của thành phố là người dân mới đến sinh sống hay đã ở đây lâu dài thì con em đều được tạo điều kiện để đến trường.

Tuy nhiên, người dân đến TPHCM lập nghiệp phân bố không đều, thường "đổ dồn" về một vài nơi. Đây là vấn đề mà người dân cần xem xét để đưa ra lựa chọn phù hợp cho cả việc làm của bản thân và chỗ học của con cái.

"Ví dụ như huyện Bình Chánh, tại 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B có hơn 250.000 người dân sinh sống. Mặc dù đã xây 7 trường Tiểu học tại đây nhưng chỉ đảm bảo được 50% nhu cầu. Khi lượng người quá đông tập trung vào diện tích quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho việc quản lý trật tự xã hội. Điều này sẽ đẩy chính quyền rơi vào thế khó là không thể phục vụ tốt cho người dân mặc dù rất muốn phục vụ" - ông Dương Anh Đức đưa ra phân tích. 

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Giải pháp tình thế trước áp lực quá tải học sinh lớp 1 công lập

Anh Nhàn |

Trước áp lực dân số gia tăng trong khi trường lớp mới không xây kịp, UBND TPHCM đang nỗ lực tìm ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học. Ngoài việc xây thêm trường, đề án hỗ trợ học phí cho trẻ ở trường tư thục sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm giảm tải cho các trường công lập khu vực ngoại thành.

TPHCM: Nguyên nhân hơn 1.000 học sinh mất suất vào lớp 1 công lập

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Ngày khai giảng năm học 2020-2021 đã cận kề, nhưng hàng nghìn phụ huynh là công nhân lao động tại TPHCM như đang ngồi trên đống lửa khi chưa tìm được chỗ học cho con vào lớp 1 công lập vì sổ tạm trú không thời hạn (KT3) chưa đủ thời hạn một năm, trong khi học trường tư với mức chi phí cao là điều không thể.

Vụ hơn 1.000 học sinh không được vào lớp 1 trường công: UBND TPHCM nói gì?

Anh Nhàn |

Khoảng hơn 1.000 học sinh tại quận 12 (TPHCM) trong độ tuổi vào lớp 1 đứng trước nguy cơ không được nhập học trường công lập sẽ được tạo điều kiện để đến trường trong thời gian tới.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

TP.HCM: Giải pháp tình thế trước áp lực quá tải học sinh lớp 1 công lập

Anh Nhàn |

Trước áp lực dân số gia tăng trong khi trường lớp mới không xây kịp, UBND TPHCM đang nỗ lực tìm ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học. Ngoài việc xây thêm trường, đề án hỗ trợ học phí cho trẻ ở trường tư thục sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm giảm tải cho các trường công lập khu vực ngoại thành.

TPHCM: Nguyên nhân hơn 1.000 học sinh mất suất vào lớp 1 công lập

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Ngày khai giảng năm học 2020-2021 đã cận kề, nhưng hàng nghìn phụ huynh là công nhân lao động tại TPHCM như đang ngồi trên đống lửa khi chưa tìm được chỗ học cho con vào lớp 1 công lập vì sổ tạm trú không thời hạn (KT3) chưa đủ thời hạn một năm, trong khi học trường tư với mức chi phí cao là điều không thể.

Vụ hơn 1.000 học sinh không được vào lớp 1 trường công: UBND TPHCM nói gì?

Anh Nhàn |

Khoảng hơn 1.000 học sinh tại quận 12 (TPHCM) trong độ tuổi vào lớp 1 đứng trước nguy cơ không được nhập học trường công lập sẽ được tạo điều kiện để đến trường trong thời gian tới.